Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề bài: Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Bài làm
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn viết vào giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Cái nhìn hiện thực đa chiều giúp nhà văn khám phá đời sống con người bao gồm cả quy luật tất yếu của đời sống cùng với những sự ngẫu nhiên xảy ra trong đời sống mà người ta gọi là sự may rủi. Những khám phá của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này là hiện tượng con người chấp nhận những nghịch lí của đời sống mà đáng lẽ người ta phải từ chối nó, là cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh của những cư dân làng chài lưới ven các đầm phá miền Trung mà không lối thoát, là tình thương của người mẹ thể hiện bằng sự cam chịu đang hủy hoại tâm hồn đứa con,... Những khám phá đó thể hiện sự trăn trở của một nhà văn không bằng lòng với hào quang quá khứ của mình mà luôn trăn trở để tìm tòi hướng sáng tạo mới bằng tất cả lòng yêu thương con người và trách nhiệm đối với xã hội của người cầm bút.
Cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa khá đơn giản. Mở đầu là phóng viên Phùng đi săn ảnh để chụp bức ảnh tĩnh vật của cảnh thuyền và biển. Gặp được cảnh ưng ý, đưa máy ảnh lên bấm lia lịa thì anh lại chứng kiến một cảnh khác xuất hiện từtrong cảnh đó đi ra: người đàn ông đánh vợ với vẻ giận dữ và người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng. Tiếp theo là cuộc gặp gỡ với người đàn bà khi viên chánh án huyện mời chịta đến để giúp đỡ giải quyết chuyện gia đình. Sự từ chối giúp đỡ và câu chuyện của người đàn bà đã làm cho Phùng cùng với bạn của Phùng là viên "bao công" vùng biển tên Đẩu ngạc nhiên và suy nghĩ.
Truyện được kể ở ngôi thứ nhất xưng "tôi", và người kể chuyện chứng kiến lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối, ít có sự tham gia của các nhân vật khác. Người kể chuyện mang đặc điểm của người nghệ sĩ đang đi tìm cái đẹp theo một chủ đề: sự hài hòa trong yên tĩnh của con người và thiên nhiên. Bức tranh người nghệ sĩ chụp được tưởng là bức tranh tĩnh vật thì nó lại rất động và động với trạng thái nhức nhối của nó. Người nghệ sĩ chuyển từ vui mừng sang ngạc nhiên, rồi xúc động và suy ngẫm về điều mà chính anh không ngờ tới, không mong muốn nó có nhưng nó vẫn xuất hiện như một tất yếu của cuộc sống. Tất cả những trạng thái cảm xúc này của Phùng chính là âm hưởng của tác phẩm, là giọng văn của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
Hạt nhân của câu chuyện là người đàn ông đánh vợ. Thời điểm Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, người ta ít chú ý đến chuyện bạo lực gia đình. Nguyễn Minh Châu nói đến chuyện bạo lực gia đình không giống như sự phản ánh của báo chí, công luận ngày nay. Đằng sau cái hình ảnh người đàn ông làng chài đánh vợ, dắt lên bờ, khuất sau những chiếc xe tăng để đánh (giống như những người thổ dân đưa tù binh lên hòn đảo vắng hành quyết trong tác phẩm viết cho thiếu nhi là Rô-bin-xơn Cru-xô), là câu chuyện về gia đình hàng chài vì đông con mà lại đói khổ thiếu thốn nên người đàn ông trút sự bất lực của mình lên lưng vợ bằng những chiếc thắt lưng Mĩ. Việc người đàn ông đánh vợ như vậy là do người vợ xin được đánh ở nơi không có mặt các con. Người con thương mẹ nên sinh ra căm giận bố (không biết sau này thằng Phác có giống bố nó không). Người phụ nữ cam chịu lại nói với Đẩu và Phùng những lời khẩn khoản: các chú đừng bắt tôi bỏ nó vì cần có một người đàn ông chèo lái, và ở trên thuyền cũng có lúc vợchồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ,... Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự nhận thức cuộc sống đang xảy ra vào những năm 80 của thế kỉ trước. Phùng và Đẩu là những người đã từng cầm súng chiến đấu quyết hy sinh tính mạng mình vì sự bình yên của cuộc sống, tưởng rằng chiến tranh đi qua, con người sẽ được sống yên ổn thì bây giờ sự thật cuộc đời lại trải bày ra trước mắt. Nơi chiến trường xưa, dấu tích của chiến tranh còn để lại lồ lộ ra những chiếc xe tăng cháy đang nằm trên bãi biển vẫn còn sự đau thương, bất hạnh, vẫn còn những trận đòn đánh bằng dây thắt lưng Mĩ lên lưng người phụ nữ như chuyện thường tình trong cuộc sống. Cuộc sống đói kém và tình thương con của người mẹ đã làm cho người phụ nữ nhẫn nhục, chịu đựng mà điều này đã vượt ra khỏi sức tưởng tượng của Phùng và Đẩu. Chi tiết Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới cho thấy sự nhạy cảm của người nghệ sĩ về nỗi đau của con người, đồng thời nhắc nhở người nghệ sĩ phải thay đổi cách nhìn, cách phản ánh cuộc sống vào trong tác phẩm khi viết về cuộc sống đời thường.
Con người cùng với cuộc sống của họ được nhà văn tập trung thể hiện thông qua những nhân vật "phiếm chỉ": người đàn ông, người đàn bà, đứa con mà người kể chuyện biết tên là thằng Phác (nhưng sau Phùng mới biết là con của họ). Những nhân vật này được hiện lên qua đôi mắt của Phùng, người kể chuyện, đồng thời là người nghệ sĩ đang đi săn tìm cái đẹp tĩnh vật.
Người đàn bà xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm được mô tả: trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, khuôn măt mệt mỏi. Hình ảnh bên ngoài của người đàn bà này gợi về một cuộc đời vất vả, nhọc nhằn, lam lũ. Người đàn bà có đặc điểm là chịu đựng "rất giỏi" những trận đòn đầy hung dữ của chồng: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, mà không hề bỏ chạy hay chảy một giọt nước mắt nào. Nhưng chị ta là người lại rất mau nước mắt khi đứng trước mặt con hay nói về con. Phần sau tác phẩm, người đàn bà xuất hiện theo kiểu lộ dần qua sự chứng kiến và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng. Đó là một cuộc đời, một số phận như bao số phận khác của người phụ nữ làng chài: đông con, nghèo khổ, nạn nhân của bạo lực gia đình, giàu lòng thương con, cam chịu và không muốn mất gia đình. Trước "công đường", chị có vẻ khúm núm, sợ sệt, nhưng khi đã biết những người này chỉ muốn giúp đỡ mình, chị đã mạnh dạn hẳn lên, thay đổi cách xưng hô. Lúc đầu chị là người được viên "bao công" vùng biển "giáo huấn" về những điều anh ta đã được học trong sách vở, nhưng sau đó đến lượt cả Đẩu và Phùng được nghe chị ta "giáo huấn" những bài học từ cuộc sống. Bài học mà Phùng và Đẩu học được là cuộc sống không giống như người ta tưởng, những lời giãi bày về gia đình mình làm cho Đẩu vỡ lẽ: Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. Còn Phùng, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã nghe được những lời của người đàn bà tội nghiệp kia về cái chân lí của lòng nhân dạo: Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc... Cái việc đó là phải chống chọi với những rủi ro thường gặp trong nghề chài lưới, niềm vui, nỗi buồn của một gia đình đông đúc con cái trong một chiếc thuyền, những đời sống nội tâm của những người lênh đênh trên sông nước vì sự mưu sinh mà không đủ sống, không biết giãi bày với ai, là những đứa trẻ thất học và tương lai của chúng liệu có thoát được chiếc thuyền cùng với những đắng cay nhọc nhằn không. Người đàn bà gọi Đẩu và Phùng là các chú cách mạng, có gì đó vừa thân thương nhưng cũng vừa xa lạ(có lẽthân thương chỉ là trong quá khứ, bây giờ các chú cách mạng xa lạ thật bởi các chú có hiểu gì về cuộc sống với những phức tạp như thếnày đâu). Hìnhảnh người đàn bà vùng biển ám ảnh Phùng, cũng chính là cuộc sống đời thường đang ám ảnh nhà văn khi bước vào trận chiến không có tiếng súng.
Người đàn ông đánh vợ trong tác phẩm chỉ xuất hiện hai lần. Lần thứ nhất, dưới đôi mắt của Phùng là một con người hung dữ, thô bạo, với những lời cộc cằn: Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ, những lời của những kẻ đang khốn cùng hoặc đang bước vào đường cùng mới mở miệng ra là đòi giết, là muốn người ta chết. Lần thứ hai xuất hiện trong lời kể của người đàn bà, nạn nhân của sự bạo hành kia, người đàn ông trước đây là một anh con trai cục tính nhưng hiền lắm,... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính, không biết uống rượu. Như vậy, không chỉ người đàn bà mà cả người đàn ông kia cũng là nạn nhân của sự nghèo đói. Người đàn ông không theo làm lính ngụy đánh thuê lấy tiền nuôi vợ con mà cam chịu sống cuộc sống đói khổ. Bây giờ cách mạng về, scam chịu đó đã kéo dài, cùng với sự cục tính vốn có nên đã tìm lối giải thoát bằng cách đánh vợ (vợ lão cũng như những người đàn bà vùng biển khác, lại sinh nhiều con, rất thương con và phải cam chịu nếu không bị đánh đập vì tức giận thì cũng bị đánh đập vì uống rượu giải buồn).
Còn thằng Phác, được mẹ gửi lên ở với ông bà ngoại, nghĩa là đã thay đổi không gian sống, nhưng không thể ngăn được tình thương của nó đối với người mẹ khốn khổ. Thằng Phác không những giống bố nó về hình dáng bên ngoài, giống bố nó về tính cách, mà hơn cả bố nó về sự giận dữ, cả về cách cầm thắt lưng để đánh dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực vạm vỡ... Tình thương của người mẹ đối với nó (theo kiểu phụ nữ) là sự hy sinh, là những dòng nước mắt, là nội tâm bên trong. Còn tình thương của thằng Phác đối với mẹ nó rất đàn ông, đối xử với bố khi bố đánh mẹ cũng không kém phần thô bạo.
Trong ba con người này, thằng Phác là người đáng thương và đáng được quan tâm nhất. Nếu bố nó và mẹ nó chịu sự bất hạnh từ hoàn cảnh thì nó lớn lên trong thời đại không giống như trước đây (phải trốn chui, trốn lủi vì sợ bắt lính) mà bố nó phải chịu. Nó phải là một người khác: được ăn uống đầy đủ, được học hành để nên người. Trong hoàn cảnh như thế, không khéo thằng Phác sẽ tiếp tục con đường của cha mình, và có cuộc sống cũng như những người sống ở các làng chài đầm phá ở miền Trung.
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa không chỉlà những vấn đề của đời sống được tác giả phản ánh trong tác phẩm mà còn là vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: nghệ thuật đích thực phải khám phá được những biến động của cuộc sống đằng sau những hình ảnh tưởng chừng vô cùng yên tĩnh. Người nghệ sĩ khi đi vào cuộc sống để sáng tạo phải có cách nhìn toàn diện, đa chiều, phải chấp nhận những đắng cay mà cuộc sống đem đến chứ không được lảng tránh. Đó là quan điểm và cũng là tư tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Những vấn đề có tính tư tưởng lớn lao này được nhà văn thể hiện dưới hình thức câu chuyện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh chứng kiến một sự việc (trong nhiều sự việc) của một gia đình làng chài. Vì thế, từ cách trần thuật cho đến việc tạo bối cảnh, tổ chức các lời thoại trong tác phẩm hết sức tự nhiên, chân dung nhân vật, dù chỉ phác họa vài ba nét nhưng cũng rất ấn tượng. Qua cách chọn điểm nhìn trần thuật, tác giả đã thể hiện được hai vấn đề trong nội dung của tác phẩm: vấn đềphức tạp của đời sống con người và vấn đề phản ánh của văn học. Trong từng lời văn, trong hình tượng người kể chuyện, thấp thoáng một Nguyễn Minh Châu, nghệ sĩ sáng tạo và con người giàu lòng thương yêu con người, yêu quý cuộc sống.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |