Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
440
0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:25:02

Soạn bài: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

(trang 79 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc các đề bài ...

a. Các đề bài trên chia làm hai loại :

       + Đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... (đề 1, 2, 3, 5, 6, 8).

       + Đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

b. Yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị :

       + Phân tích : phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh... để từ đó đi đến nhận định về đối tượng, nghiêng về nghị luận.

       + Cảm nhận: nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.

       + Suy nghĩ : nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.

   - Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Cách tổ chức, triển khai luận điểm

a. – Phần Thân bài của văn bản : “Nhà thơ đã viết về ... thành thực của Tế Hanh”.

   - Nhận xét của người viết trong phần Thân bài : cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lắng sâu của Tế Hanh.

   - Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt theo từng luận điểm từ khái quát đến chi tiết, những hình ảnh nổi bật. Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Thân bài phân tích làm rõ nhận định ở Mở bài, từ các luận điểm ở Thân bài dẫn đến kết luận ở Kết bài.

b. Văn bản có tính thuyết phục và hấp dẫn :

       + Bố cục mạch lạc, sáng rõ. Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

       + Người viết trình bảy cảm nghĩ bằng cả lòng yêu mến và rung cảm chân thành.

Luyện tập

(trang 84 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Phân tích khổ thơ ...

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

   - Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).

   - Tìm ý: Nội dung cảm xúc chung của bài thơ Sang thu là gì? Nội dung của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?

   - Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.

b. Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

   - Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng : bỗng, hình như.

   - Cảm nhận tinh tế về dấu hiệu mùa thu : hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, sông nước, chim, mây, nắng, mưa, sấm.

   - Hình ảnh thơ độc đáo và từ ngữ giàu sức gợi cảm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhậnsuy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhậnsuy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đọc SGK

2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm

a.

Thân bài (từ "Nhà thơ đã viết về…" cho đến "…thành thực của Tế Hanh."): Trình bày những cảm nhận, phân tích về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, thơ mộng của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến cùng những hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi nhớ, tình thương của tác giả.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

    + Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

    + Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.

    + Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.

    + Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.

    + Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

    + Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

    + Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.

    + Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.

    + Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.

    + Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.

b. Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn:

    + Bố cục mạch lạc, sáng rõ.

    + Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

    + Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.

III. Luyện tập

Câu 1: Lập dàn bài cho bài văn với đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Thực hiện theo trình tự các bước:

- Tìm hiểu đề và tìm ý:

    + Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).

    + Tìm ý: Nội dung cảm xúc của bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh là gì? Nội dung cảm xúc của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?

- Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.

Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

    + Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

    + Cảm nhận tinh tế về hương vị: hương ổi phả vào trong gió se.

    + Hình ảnh sương đầu thu, nhẹ nhàng giăng mắc.

    + Hình ảnh thơ độc đáo được tạo nên bởi những từ ngữ giàu sức gợi cảm: bỗng, phả vào, gió se, chùng chình, hình như.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k