TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI NGHỆ SĨ MÚA CỦA RỪNG XANH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/64)
- Tranh vẽ con gì?
- Em hãy nói một câu tả vẻ đẹp của con vật trong tranh.
Gợi ý:
- Tranh vẽ con chim công.
- Chim công có bộ lông cực kì đẹp, đặc biệt bộ lông đuôi như chiếc quạt đủ màu sắc hài hòa, rực rỡ.
2. Đọc thầm bài văn “Chim công múa” (SGK/64, 65)
3. Thảo luận để trả lời câu hỏi (Viết kết quả vào bảng nhóm).
a) Mở bài là đoạn nào? Tác giả mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp?
b) Kết bài là đoạn nào? Tác giả kết bài theo kiểu mở rộng hay không mở rộng.
c) Có thể chọn câu nào trong bài văn trên để:
- Mở bài theo cách trực tiếp?
- Kết bài theo cách không mở rộng?
Gợi ý:
a) Mở bài là đoạn “Mùa xuân công múa”. Mở bài gián tiếp.
b) Kết bài là đoạn “Chiếc ô rừng xanh” Kết bài mở rộng.
c) - Mở bài trực tiếp:
Mùa xuân là mùa công múa.
- Kết bài không mở rộng:
Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xỏa uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
4. Viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả con vật.
a) Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em dã chọn trong bài 32B theo cách mở bài gián tiếp.
b) Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em đã chọn trong bài 32B theo cách kết bài mở rộng.
Gợi ý:
a) Mở bài gián tiếp tả con gà trống.
Vùng sáng phía đông bầu trời vừa lóe lên, tiếng côn trùng đã chấm dứt. Từng làn gió đẫm hơi sương thoảng nhẹ như xua đuổi màn đêm. Hàng loạt tiếng gà gáy vang cả xóm. Lanh lảnh và dõng dạc nhất là tiếng gáy của chú gà trống nhà em.
b) Kết bài mở rộng.
Thật đúng khi ví chú gà trông là chiếc đồng hồ báo thức vô cùng chính xác mà không phải thay pin.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau và ghi vào bảng nhóm.
a) Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
b) Nhờ chăm chỉ học tập, cậu ấy đã vượt lên dẫn đầu lớp.
c) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
Gợi ý:
a) Vì vắng tiếng cười.
b) Nhờ chăm chỉ học hành
c) Vì rét
2. Điền các từ nhờ, vì, tại vì vào chỗ trống:
a) học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b) bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c) mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Gợi ý:
a) Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b) Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
3. Đặt một câu có trạng ngữ bắt đầu bằng từ vi (hoặc tại vì, do, nhờ) và viết vào vở.
Gợi ý:
Nhờ thời tiết thuận lợi, mùa màng năm nay có thu hoạch cao.