Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Ôn tập phần văn

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.073
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:50:10

Soạn bài: Ôn tập phần văn

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học:

Tên tác phẩm Tác giả
Cổng trường mở ra Lý Lan
Mẹ tôi Edmondo Amixi
Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình Ca dao
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Ca dao
Những câu hát than thân Ca dao
Những câu hát châm biếm Ca dao
Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt
Phò giá về kinh Trần Quang Khải
Thiên trường vãn vọng Trần Nhân Tông
Bài ca Côn Sơn Nguyễn Trãi
Sau phút chia ly Đoàn Thị Điểm
Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương
Qua đèo Ngang Bà huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi Lư Lý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lý Bạch
Hồi hương ngẫu hứng Hạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ
Cảnh khuya Hồ Chí Minh
Rằm tháng Giêng Hồ Chí Minh
Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh
Một thức quà của lúa non Cốm Thạch Lam
Sài Gòn tôi yêu Minh Hương
Mùa xuân của tôi Vũ Bằng
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Tục ngữ
Tục ngữ về con người và xã hội Tục ngữ
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai
Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh
Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Nguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông Hương Hà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính Chèo cổ

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Các định nghĩa :

   - Ca dao, dân ca : những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian do nhân dân sáng tác, biểu diễn, truyền miệng.

   - Tục ngữ : câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh đúc kết từ kinh nghiệm của nhân dân.

   - Thơ trữ tình : thơ chứa đựng cảm xúc người viết, thường có vần, nhịp, cô đọng.

   - Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : 4 câu, mỗi câu 7 tiếng. Kết cấu khai-thừa-chuyển-hợp. Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Vần chân, liền, cách.

   - Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật : 4 câu, mỗi câu 5 tiếng. Nhịp 3/2 hoặc 2/3. Có thể gieo vần trắc.

   - Thơ thất ngôn bát cú Đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Cứ hai câu gộp lại tạo nên kết cấu đề-thực-luận-kết. Luật bằng trắc : nhất-tam-ngũ bất luận; nhị-tứ-lục phân minh. Câu 3-4, 5-6 phải đối nhau.

   - Thơ lục bát : bắt nguồn từ ca dao, dân ca. Kết cấu từng cặp (6-8). Vần bằng, lưng, chân, liền. Luật bằng trắc : 2B-2T-6B-8B.

   - Thơ song thất lục bát : kết hợp sáng tạo giữa thể thất ngôn Đường luật và thể lục bát, mỗi khổ 4 câu.

   - Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật : Phép tương phản là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết đối lập nhau nhằm nhấn mạnh đối tượng. Phép tăng cấp là lần lượt đưa thêm chi tiết, chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, bộc lộ rõ hơn bản chất sự việc, đối tượng. Hai phép này thường đi kèm nhau.

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Tình cảm thể hiện trong ca dao, dân ca : tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

   - Thái độ thể hiện trong ca dao, dân ca : oán trách, phản kháng, phê phán, tố cáo.

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Các câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiệm về thiên nhiên, sản xuất, kinh nghiệm sống. Tôn vinh, đề cao giá trị tốt đẹp con người.

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện qua thơ trữ tình Việt Nam và Trung Quốc là :

   - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ý chí đánh giặc, tố cáo chiến tranh.

   - Sự hòa hợp con người-thiên nhiên.

   - Ca ngợi phẩm chất con người và tình cảm con người.

Câu 6 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Các văn bản văn xuôi (trừ văn nghị luận) :

STT Nhan đề văn bản Giá trị chính về nội dung Giá trị chính về nghệ thuật
1 Cổng trường mở ra Tình cảm mẹ và vai trò của nhà trường Giọng biểu cảm, như nhật ký tâm tình nhỏ nhẹ, sâu lắng
2 Mẹ tôi Tình yêu, sự hi sinh của người mẹ. Tình mẫu tử thiêng liêng Dưới hình thức một bức thư
3 Cuộc chia tay của những con búp bê Tình cảm gia đình là vô cùng quý báu lối tự sự rành mạch
4 Một thứ quà của lúa non : Cốm Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa của một thứ quà giản dị văn tùy bút tinh tế, nhẹ nhàng
5 Sài Gòn tôi yêu Nét đẹp Sài Gòn về thiên nhiên và con người thể tùy bút tài hoa, khéo léo
6 Mùa xuân của tôi Mùa xuân đặc trưng miền Bắc, Hà Nội nói riêng có cảm xúc, cảm nhận tinh tế
7 Ca Huế trên sông Hương Ca Huế – một vẻ đẹp của văn hóa cách kể, tả đầy yêu mến, chân thực
8 Sống chết mặc bay Lên án lũ quan vô trách nhiệm, tham lam, cũng chính là tố cáo xã hội phong kiến nghệ thuật tương phản và tăng cấp
9 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Vạch trần bộ mặt của bọn thực dân phản bội giai cấp; ca ngợi người cách mạng giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh, khắc họa nhân vật đặc sắc

Câu 7* (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng) :

   - Tiếng Việt phong phú về hệ thống nguyên âm (nguyên âm đơn : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y; nguyên âm kép : ai, ay, ao, …), phụ âm (phụ âm đơn : b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x; phụ âm kép : ch, nh, ng, ngh, … ), thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, nặng, ngã, thanh).

   - Giàu có về từ vựng, ngữ pháp : một nghĩa “ăn” mà có rất nhiều từ đồng nghĩa “ăn, xơi, chén, thưởng thức, đớp, hốc, …”

   - Có lịch sử phát triển và khả năng thích ứng với thời đại : điều này thể hiện trong thực tế rằng đến nay tiếng Việt vẫn đang phát triển.

Câu 8* (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Những điểm chính về ý nghĩa văn chương (có dẫn chứng):

   - “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài” : Văn chương hay và đẹp nhờ bắt nguồn từ tâm hồn.

   - Văn chương miêu tả và sáng tạo ra cuộc sống : “Sống chết mặc bay” là sự kể, tả chân thực xã hội phong kiến.

   - Gây những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có : đọc Đức tính giản dị của Bác Hồ ta hiểu hơn về Bác, cho ta thêm tình yêu, kính mến Bác.

Câu 9* (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp giúp bổ trợ cho phần Văn. Đồng thời còn liên kết lí thuyết với thực hành.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Ôn tập phần văn

Bài 1: Lập bảng danh mục nhan đề các văn bản tác phẩm (hoặc đoạn trích) đã được đọc – hiểu trong cả năm học.

Tên tác phẩm Tên tác giả
Cổng trường mở ra Lý Lan
Mẹ tôi Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình (ca dao)
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. (ca dao)
Những câu hát than thân ca dao
Những câu hát châm biếm (ca dao)
Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt
Phò giá về kinh Trần Quang Khải
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Trần Nhân Tông
Bài ca Côn Sơn Nguyễn Trãi
Sau phút chia li Đoàn Thị Điểm
Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương
Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi Lư Lý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lý Bạch
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ
Cảnh khuya Hồ Chí Minh
Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh
Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh
Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam
Sài Gòn tôi yêu Minh Hương
Mùa xuân của tôi Vũ Bằng
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tục ngữ)
Tục ngữ về con người và xã hội (Tục ngữ)
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai
Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh
Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Nguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông Hương Hà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính (chèo)

Bài 2 (trang 128 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

- Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

Bài 3 (trang 128 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:

- Tình thân gia đình

- Tình yêu quê hương đất nước

- Tình yêu bản thể

- Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội

Bài 4 ( Trang 128 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:

- Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.

- Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.

Bài 5 ( trang 128 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc:

- Tình yêu quê hương đất nước

- Tình yêu thiên nhiên

- Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh.

Bài 6: Lập bảng thống kê các tác phẩm văn xuôi đã học (trừ phần văn nghị luận) theo mẫu:

TT Tên văn bản Giá trị chính về nội dung Giá trị chính về nghệ thuật
1 Cổng trưởng mở ra (Lý Lan) Tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường. Văn biểu cảm như nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng.
2 Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A- mi-xi) Tấm lòng thương yêu trời biển, sự hi sinh tuyệt vời của người mẹ đối với người con; tình yêu thương, kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng của con người. Văn biểu cảm qua hình thức một bức thư.
3 Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) Tình cảm gia đình vô cùng quý báu và quan trọng. Hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ tình cảm ấy. Văn tự sự có bố cục rành mạch, hợp lí.
4 Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam) Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tôc: Cốm. Văn tùy bút tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc.
5 Sài Gòn tôi yêu(Minh Hương) Nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu, nhiệt độ và nhất là phong cánh cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa của người Sài Gòn. Nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua thể văn tùy bút.
6 Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương tha thiết của người xa quê. Bút pháp tai hoa, tinh tế
7 Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) Vẻ đẹp của Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, bảo tồn. Bút kí về sinh hoạt, văn hóa: tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương, vừa giới thiệu những làn điệu dân ca Huế bằng giọng văn trữ tình.
8 Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tôn) Lên án gay gắt bọn quan lại phong kiến vô nhân đạo và bày tỏ niềm thương cảm vô hạn trước cảnh khổ của nhân dân Truyện ngắn hiện đại có nghệ thuật viết phong phú, (tương phản và tăng cấp), lời văn cụ thể, sinh động.
9 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc) Vạch trần bộ mặt giả dối, tư cách hèn hạ của một tên thực dân phản bội giai cấp, đồng thời ca ngợi tư cách cao thượng, tấm lòng hi sinh vì dân vì nước của một nhà cách mạng anh hùng. Truyện ngắn có giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng, hư cấu, xây dựng tình huống đặc biệt, khắc họa thật sắc sảo hai nhân vật hoàn toàn đối lập.

Bài 7 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói

- Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung

Bài 8 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.

Bài 9 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

- Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

- Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×