Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về ngôi chùa ở Việt Nam

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
323
1
0
doan man
22/03/2019 09:35:06
Nhắc đến Chùa Trấn Quốc là nhắc đến một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Nơi đây không chỉ mang đậm dấu ấn về giá trị tinh thần văn hóa mà nó còn là một không gian du lịch thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước.
Về lịch sử ngôi chủa Trấn Quốc được xây dựng từ thời Lý Nam Đế những năm 541 – 547 và đặt tên là Khai Quốc, được xây dựng tại thôn Yên Hoa trên bãi cạnh sông Hồng. Sau đó đến thời Lê Thái Tông ( 1440 – 1442) được gọi là chùa An Quốc. Bắt đầu từ thời Lê Hy Tông ( 1680 – 1705) chùa có tên gọi chính thức là Trấn Quốc.
Vào khoảng những năm 1619 đến 1643 dưới thời vua Lê Thần Tông người dân hai làng Yên Phụ và Yên Quang đắp đập Cổ Ngư chắn ngang Hồ tây và đắp luôn một con đường Cổ Ngư đi vào chùa. Chùa được tu sửa vào những năm 1624 – 1628 dựng thêm hậu đường, quy mô mở rộng, và chạm trổ hoa văn khéo léo tinh xảo.
Nói về cảnh quan xung quanh chùa thì có thể hình dung là vô cùng an tĩnh và thi vị. Ngôi chùa Trấn Quốc được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Hà Nội. Xưa kia là nơi các Vua chúa ngự đến vãng cảnh và cúng lễ vào dịp tết và lễ. Đến thời Lý Trần rất nhiều các cung điện được xây dựng tại đây như Thúy Hoa, Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi thư giãn của nhà Vua.
Giống như các ngôi chùa khác ở Việt Nam kết cấu của ngôi chùa cũng tuân thủ tính khắt khe của Phật Giáo. Chùa gồm nhiều lớp với 3 ngôi chính là Tiền Đường, thiêu hương và thượng điện.
Nói về tiền đường nằm ở hướng Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai bên hành lang. Sau thượng điện là gác Chuông. Gác chuông là một ngôi ba gian, mái chồng diêm. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Hiện tại trong chùa có khoảng mười bốn tấm bia ghi lại lịch sử tu sửa chùa.
Khuôn viên Chùa có một Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng vào những năm 1998, gồm có 11 tầng cao đến 15m. Mỗi tầng tháp có sáu ô cửa hình vòm, trong mỗi một ô đặt thêm một tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen gồm chín tầng bằng đá quý còn có tên gọi khác là Cửu phẩm liên hoa. Bảo tháp này đối xứng với cây Bồ đề lớn do tổng thống Ấn Độ tặng khi đến thăm Chùa vào năm 1959.
Đến với không gian chùa bạn không chỉ được cầu kinh, niệm Phật mà còn được đắm chìm trong một không gian nghệ thuật đặc sắc. Hài hòa mang hồn cốt tinh hoa của cả một dân tộc, giá trị lịch sử văn hóa văn hiến của Việt Nam.
Ngày nay, Chùa Trấn Quốc vẫn thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1989. Không chỉ có giá trị tâm linh mà nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn để đầu năm du khách khắp nơi hành hương vãng cảnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/03/2019 11:46:26
Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu.
Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.
Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.
Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu “tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×