LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về O-hen-ri và Chiếc lá cuối cùng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
7.080
19
5
Trịnh Quang Đức
26/12/2017 16:09:32

- Về nội dung.

+ Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là bức thông điệp màu xanh tác giả gửi đến người đọc để ca ngợi tình bạn chung thủy, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật : hãy yêu thương con người, hãy hi sinh vì sự sống của con người.

Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau, trong đó Bơ-men là nhân vật nổi bật nhất nhằm ca ngợi tình bạn thủy chung, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao cả của nghệ thuật.

+ Cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống, đã bất chấp tuổi già và gió rét mà vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời : còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.

+ Giôn-xi và Bơ-men là hai nhân vật nổi bật nhất trong truyện. Vì hai nhân vật này đã được tác giả chú ý thể hiện và thông qua họ, tư tưởng chủ đề của truyện được bộc lộ. Tác phẩm là một bản ca ca ngợi tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật và định mệnh ; ca ngợi ý nghĩa nhân sinh cao cả của lao động nghệ thuật chân chính, sự lao động nghệ thuật quên mình vì người khác ; đồng thời, tác phẩm cũng bày tỏ niềm cảm thông với cuộc sống đói nghèo của giới họa sĩ, cùng giới thiệu với bạn đọc một phẩm chất cao quý của những người nghệ sĩ chân chính.

+ Truyện được đặt trong không gian (hay nói đúng hơn là kể về một phần cuộc sống của một xóm nghèo ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn mà cư dân gồm toàn những họa sĩ) vào thời gian là những ngày mùa đông lãnh lẽo.

Việc khắc họa tỉ mỉ không gian và thời gian ấy nhằm làm nổi bật rõ cảnh ngộ éo le, khó khăn thê thảm của xóm họa sĩ nghèo.

+ Tuổi tác, tính tình kết hợp với hình ảnh tấm vải vẽ trống trơn thể hiện rằng nỗi trăn trở muốn vẽ một kiệt tác của họa sĩ Bơ-men là nỗi trăn trở. Khát khao lớn của cả đời ông. Đó là ấp ủ của cả đời cụ mà chưa có điều kiện để thực hiện và luôn luôn cụ vẫn mong thực hiện cho được.

Chiếc là « thường xuân » cụ vẽ trên tường đối với cụ và đối với nhiều người khác, quả là một kiệt tác. Vì bức vẽ đó đã có tác dụng khơi dậy nỗi ham sống, nghị lực vươn lên sống, chiến thắng được bệnh tật ở Giôn-xi. Đó là một hiệu quả thực sự to lớn mà không nhiều họa sĩ làm được.

- Về nghệ thuật.

Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
15
4
Trịnh Quang Đức
26/12/2017 16:10:58
- Về tác giả:

O.Henry là bút danh của William Sydney Porter (1862-1910) sinh ởGreensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ. Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng. Tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ. Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội Đồng Hòa Bình Thế Giới quyết định kỷ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội Đồng Hòa Bình Thế Giới quyết định kỷ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Thời trai trẻ ông ở Texas làm việc trong một ngân hàng, tại đây ông dình líu vào một vụ chuyển ngân bất hợp pháp nên phải ngồi tù. Trong khoảng thời gian này ông cầm bút bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình và đã có tiếng từ năm 1899. Năm 1902 ông chuyển về sống tại thành phố Nữu Ước và viết liên tục gần 300 truyện ngắn. Tình cảm của ông luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh. Truyện ngắn của ông thường sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. Nhiều truyện ngắn của ông được xem là hay nhất thế giới và vẫn được xem là mẫu mực cho các nhà văn trẻ trong nhiều thập niên sau. Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất là “Chiếc lá cuối cùng”, “Món quà giáng sinh” và nhiều truyện khác được chọn in trong quyển sách này.

19
6
Linh's Chồn's
26/12/2017 17:04:50

O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình.

Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động.

Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này.

Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri.

Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.

3
7
Quỳnh Anh Đỗ
26/12/2017 19:42:38
* Tác phẩm:
Câu chuyện được trình bày bằng phương thức tự sự. Nội dung của truyện nói về tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những người họa sĩ. Trong tình cảnh đang kiệt quệ cả sức lực lẫn tinh thần vì bệnh tật và khốn khó, Giôn-xi tự gán số phận mình với chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân ở bức tường đối diện. Cô huyễn hoặc rằng: nếu chiếc lá rụng thì cô cũng sẽ buông xuôi, lìa đời. Xiu lo lắng cho người bạn của mình đến nỗi gương mặt hốc hác đi. Còn cụ Bơ-men, với tình yêu thương thầm lặng dành cho Giôn-xi, cụ đã âm thầm vẽ chiếc lá để thay thế cho chiếc lá cuối cùng bị rụng trong đêm. Chiếc lá ấy được vẽ giống y như thật và đã được đánh đổi bằng căn bệnh sưng phổi của cụ Bơ-men. Chiếc lá đã trở thành một kiệt tác mang đầy tính nhân văn của cụ, đồng thời cũng chứa đựng một điều thật trớ trêu: nó mang lại sự hồi sinh cho Giôn-xi, nhưng cũng lấy đi mạng sống của cụ Bơ-men. Và Giôn-xi chỉ được biết đến việc này khi nghe Xiu thuật lại tất cả mọi chuyện.
Với diễn biến như trên, ta có thể chia bố cục của câu chuyện chia ra làm ba phần: kiệt tác của cụ Bơ-men, tấm lòng của Xiu và diễn biến tâm trạng của Giôn-xi. Giữa các phần đều có sự tương quan chặt chẽ với nhau, giúp cho bố cục của câu chuyện trở nên hợp lý.
Tâm lý của các nhân vật trong truyện cũng đã được tác giả miêu tả rất rõ. Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân”, chứng tỏ cụ và Xiu rất lo lắng cho Giôn-xi. Còn nhân vật Giôn-xi, khi tuyệt vọng thì “chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình”, lúc hồi sinh thì đã nói: “Một ngày nào đó em hy vọng sẽ vẽ được vịnh Na-plơ”.
Ngoài việc miêu tả tâm lý nhân vật rất rõ ràng, “Chiếc lá cuối cùng” còn gây ấn tượng với độc giả bởi những nghệ thuật khác. Truyện có tình tiết hấp dẫn, được sắp xếp chặt chẽ khéo léo. Lời văn thì nhẹ nhàng nhưng rất tinh tế, cảm động và toát lên tinh thần nhân đạo cao cả. Điểm nhấn của câu chuyện chính là kết cấu đảo ngược tình huống hai lần (Giôn-xi muốn chết thì lại hồi sinh, còn cụ Bơ-men đang khỏe mạnh thì lại chết đột ngột). Kết cấu ấy đã tạo bất ngờ và gây hứng thú cho người đọc. Ngoài ra, nhà văn O Hen-ri đã kết thúc câu chuyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm. Cái kết đó đã cho thấy nhân vật Giôn-xi không thể thốt nên lời khi biết sự hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Đồng thời, nó còn tạo ra sự lắng đọng ở phần kết của truyện, giúp người đọc có một khoảng thời gian để ngẫm nghĩ giá trị nhân văn của tác phẩm.
* Tác giả:
O. Henry sinh dưới tên William Sydney Porter ngày 1 tháng 9 năm 1862 tại Greensboro, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Tên lót của ông là Sidney, nhưng sau đó được đổi thành Sydney năm 1898. Cha ông là bác sĩ Algernon Sydney Porter (1825–1888), và mẹ là Mary Jane Virginia Swain Porter (1833–1865). Họ lấy nhau ngày 20 tháng 4 năm 1858. Mẹ ông qua đời vì bệnh lao khi ông mới được 3 tuổi. Sau đó, Porter và cha chuyển về sống với bà nội. Ngay từ khi còn bé, Porter đã tỏ ra rất ham đọc. Ông đọc mọi thứ mình có, từ các tác phẩm kinh đển cho tới tiểu thuyết rẻ tiền. và ông theo học tại trường tư do bà cô mình,Evelina Maria Porter,làm chủ cho đến năm 1876. Sau đó ông tiếp tục theo học ở trường trung học Lindsey Street dưới sự bảo trợ của cô mình tới năm 15 tuổi. Năm 1879, ông làm việc cho hiệu y dược của ông chú, và sau đó, năm 1881, khi 19 tuổi, ông lấy bằng dược sĩ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư