1. Bố cục văn văn Tôi đi học
Văn bản Tôi đi học có thể chia làm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.” => Nêu lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.
Phần 2: từ “Trước sân trường làng Mĩ Lí…..” cho đến”…… xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.” => Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.
Phần 3: Đoạn văn bản còn lại. => Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.
2. Tóm tắt văn bản Tôi đi học
Cứ đến mùa thu là trong lòng lại xôn xao những kỷ niệm ngày khai trường. Ngày khai giảng mẹ đưa tôi đến trường, con đường ngày thường vốn rất quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm khác lạ. Trong khoảnh khắc ấy cảm giác rất vui sướng pha lẫn hồi hộp, rụt rè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: “Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước”. Trong bộ quần áo mới tôi càng thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn. Khi đứng trước trường tôi cảm thấy ngôi trường như đẹp và khang trang hơn.
Tiếng trống trường vang lên và những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Một cô giáo trẻ niềm nở chào đón chúng tôi, nhìn những bức tranh bản đồ treo trên tường và người bạn nhỏ ngồi bên cạnh mà cảm giác thấy thật thân thương.
Ngay lúc ấy tôi đã có cảm giác đã sẵn sàng bắt đầu bài học đầu tiên. Tôi đi học.