2. Em đồng ý với ý kiến trên.
Vì
Bốn câu đầu với bút pháp cổ điển tác giả tả cảnh thiên nhiên theo trình tự không gian, thời gian, bút pháp chấm phá, tượng trưng ước lệ. Bốn câu mở đầu khái quát phong cảnh thiên nhiên với những nét đặc trưng của mùa xuân.
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Hai câu mở đầu vừa gợi không gian mùa xuân, vừa diễn tả sự chảy trôi của thời gian. Ngày xuân thấm thoắt qua mau, 90 ngày xuân nay tiết trời đã sang tháng ba – Tháng cuối cùng nhưng trên bầu trời khoáng đạt cao rộng, những cánh én vẫn rộn ràng, trao liệng như thoi đưa. Dưới mặt đất mùa xuân vẫn đang ở kì xung sức. Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân ở hai câu thơ: Cỏ non, bông hoa… Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu tô điểm bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu, tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống – Cỏ non, khoáng đạt, trong trẻo – xanh tận chân trời. Nhẹ nhàng thanh khiết trắng điểm một vài bông hoa. Chữ trắng được thêm vào đảo lên trước động từ và danh từ tạo sự bất ngờ, mới mẻ, khiến nét vẽ cảnh vật trở lên có hồn, tinh khôi, thanh thoát. Bốn câu thơ tả cảnh mùa xuân thật đẹp, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, chất gợi. Qua bức tranh thơ đó người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm tha thiết trước cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, ấm áp của mùa xuân