Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn về những nét đẹp trong trang phục của một số dân tộc Việt Nam

2 trả lời
Hỏi chi tiết
7.964
8
3
Thuỳ Linh
13/10/2017 19:29:42
Với 54 dân tộc anh em cùng sống dưới một mái nhà Việt Nam, nền văn hóa nói chung của Việt Nam rất đa dạng với nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong nền văn hóa đó thì trang phục Việt Nam là một khía cạnh không thể không nói đến.

Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có một trang phục truyền thống riêng biệt tạo nên một bức tranh sống động với những nét chấm phá đặc trưng. Từ môi trường địa lý, tập tục truyền thống vùng miền, đến cách sinh hoạt cộng đồng đã tạo ra những trang phục khác nhau cho 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Nếu các quốc gia trên thế giới chỉ có một vài bộ trang phục truyền thống thì ở nước ta với sự góp mặt của 54 dân tộc đã có đến 54 trang phục truyền thống vô cùng độc đáo.

Vốn được biết đến là một đất nước có bề dày lịch sử và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam đặc biệt thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế trong đó sự quan tâm về trang phục là một điều tất yếu. Bởi khi tìm hiểu về văn hóa mỗi quốc gia thì trang phục dân tộc không những cho biết về văn hóa của dân tộc đó mà trang phục còn là một cách nhận diện hình ảnh của từng quốc gia khác nhau trên thế giới.

Đối với bạn bè thế giới, hình ảnh chiếc áo dài tha thướt dịu dàng của Việt nam đã trở nên rất đỗi quen thuộc. Trong kỷ nguyên của hội nhập và phát triển, trang phục nói chung của người Việt đã bắt kịp xu hướng chung của thế giới nhưng điều đặc biệt là những trang phục truyền thống của dân tộc không hề mất đi giá trị vốn có mà ngược lại đang ngày càng thể hiện rõ vị thế của mình trong việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia.

Đứng ở góc độ văn hóa, trang phục là sự thể hiện tư tưởng đạo đức, lối sống, khả năng thẩm mỹ của từng con người.  Đứng ở góc độ kinh tế, trang phục còn góp phần không nhỏ phát triển kinh tế. Xa xưa thì thông qua việc trồng dâu, nuôi tầm, dệt vải người dân không những có thể tự sản xuất trang phục cho mình mà qua đó còn có sản phẩm để trao đổi, giao thương buôn bán phát triển kinh tế. Ngày nay, ngành may mặc của Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Trong số những trang phục truyền thống của Việt Nam, phổ biến nhất là Áo dài. Mặc dù chưa có tài liệu nào cho biết chính xác sự ra đời của áo dài nhưng dường như đây là y phục xa xưa nhất của người Việt theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đầy hàng nghìn năm. Theo sách Sử ký ghi chép thì người Văn Lang xưa đã mặc áo dài và kể từ đó cho đến nay, áo dài có những thay đổi theo từng thời kỳ, chiếc áo dài hiện nay xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Khác với Kimono của Nhật bản hay Hanbok của Hàn Quốc chiếc áo dài Việt nam vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại, vừa kín đáo những lại vẫn rất gợi cảm. Với phần thân trên ôm sát, thân dưới dài và xẻ cao hai bên hông, lẽ trên thế giới cũng ít có bộ trang phục truyền thống nào lại tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của thân hình người phụ nữ như áo dài. Mặc dù chưa có quyết định chính thức, cũng chưa có một văn bản nào nói về việc áo dài là quốc phục của Việt Nam nhưng từ lâu trong suy nghĩ của người Việt chỉ cần nói đến trang phục truyền thống, người ta thường nghĩ ngay đến áo dài.

Trang phục truyền thông các dân tộc Việt nam có ảnh hưởng không nhỏ tới các mẫu thiết kế trang phục của làng trang Việt..Những mẫu thiết kế này đã và đang chinh phục được bạn bè quốc tế và giúp Việt Nam khẳng định vị trí của mình trong làng thời trang quốc tế.

Không chỉ xuất hiện và phổ biến trong nước, áo dài Việt Nam còn đi khám thế giới qua những chương trình thời trang, chương trình giao lưu văn hóa, qua các cuộc thi sắc đẹp…Trong các nghi lễ ngoại giao, những ngày trọng đại cũng như trong các lễ hội truyền thống, luôn luôn và không thể thiếu sự xuất hiện của áo dài.

Nói vậy không phải là những trang phục truyền thống khác của Việt Nam không đẹp mà chỉ bởi những trang phục của các dân tộc thiểu số, dân tộc miền núi không được phổ biến như trang phục của người Kinh, bởi người Kinh là dân tộc chiếm tới gần 86% dân số của cả nước. Các trang phục truyền thống của 53 dân tộc còn lại mỗi trang phục lại có một sự hình thành, một hoàn cảnh ra đời và lịch sử khác nhau.. trong đó có nhiều bộ trang phục dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thiết kế nổi tiếng ở Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
8
Vu Thien
13/10/2017 20:55:17
Nước ta có cộng đồng 54 dân tộc với nhiều trang phục truyền thống phong phú, đa dạng và đậm bản sắc riêng. Song thời gian qua, trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đã có nhiều mai một, thậm chí nguy cơ bị xóa nhòa, quên lãng là rất rõ.

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc thiểu số nước ta đã tạo dựng được những bộ trang phục mang nét riêng, đẹp, độc đáo, thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống của mỗi tộc người. Người phụ nữ Mông, Dao với bộ y phục sặc sỡ kết hợp với các hình thức trang trí kim loại nhằm tạo hiệu quả mầu sắc và âm thanh. Trang phục người Thái, Mường với những gam mầu nguyên bản có sự tương phản giữa mầu váy và áo. Trang phục người Tày, Nùng với gam mầu chàm thể hiện sự kín đáo, dịu dàng của người phụ nữ... Mầu sắc, kiểu dáng, hoa văn hay đồ trang sức cũng hết sức đa dạng, sinh động, phản ánh sâu sắc nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ, vạn vật cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt của cộng đồng. Trang phục không chỉ là đồ mặc thông thường, ngày Tết, lễ hội, cưới xin mà còn mang tính thẩm mỹ độc đáo, đi sâu vào đời sống tâm linh của cộng đồng. Người dân tộc quan niệm khi chết phải mặc trang phục truyền thống thì tổ tiên mới nhận diện được con cháu, mới có thể nhận biết cội nguồn khi đã rời xa cuộc sống...

Cùng với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, thời gian qua, trang phục truyền thống của các dân tộc đã có sự biến đổi nhanh chóng, nhiều tộc người không còn giữ được bản sắc văn hóa của trang phục dân tộc mình, đặc biệt là những tộc người có số dân rất ít, những tộc người sinh sống ở những địa bàn có sự giao thoa, ảnh hưởng văn hóa cao. Theo nghiên cứu, sưu tầm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, trong hai năm gần đây, có tới 40/54 dân tộc trên cả nước không mặc trang phục đúng như trang phục truyền thống của dân tộc mình. Thay vào đó là trang phục công nghiệp bằng sợi tổng hợp, ni-lông với nhiều chủng loại hoa văn được bán tràn ngập, giống nhau trên thị trường. Một số dân tộc, ngoại trừ người già mặc trang phục truyền thống, còn giới trẻ đều mặc sơ-mi, quần âu theo lối người Kinh. Nhiều dân tộc ở vùng giáp biên giới mua quần áo của các nước láng giềng, chủ yếu là Trung Quốc. Một số dân tộc có dân số dưới 1.000 người như Rơ Măm, Ơ Đu, Thổ, Chứt... không thấy bóng dáng của trang phục truyền thống. Một số bộ trang phục truyền thống của các dân tộc còn giữ lại là do được chuẩn bị khi về già, do dự án hỗ trợ phát triển của Nhà nước phục chế hoặc phục vụ biểu diễn văn nghệ...

Trong số những nguyên nhân của sự biến đổi, mai một trang phục truyền thống, phải kể đến sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, đồng bào dân tộc có thể tự mua vải ở chợ về cắt may trang phục vừa rẻ, vừa thuận tiện, không tốn công sức như việc trồng bông, lanh, dâu tằm để tạo ra sợi dệt vải. Một thực tế nữa là do dân số tăng nên quỹ đất dành cho trồng cây nguyên liệu giảm, và quan trọng là không có cầu nên cung bị thu hẹp. So với con số hàng chục nghìn làng nghề dệt trước đây, hiện tại chỉ còn lại khoảng vài chục làng nghề, hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải như người Kinh ở Vạn Phúc (Hà Nội), người Mông ở Lùng Tám, người Chăm ở Mỹ Nghiệp - Ninh Thuận, người Pà Thẻn ở Quảng Bình, người Mường ở Tân Lạc, người Thái ở Mai Châu, người Tày, Nùng ở Hà Quảng, người Ê Đê ở Đác Lắc... Bên cạnh đó còn là sự thay đổi về thị hiếu thẩm mỹ. Giới trẻ ngày nay thích model (mốt), bởi kiểu dáng hiện đại làm tôn dáng dấp, vẻ đẹp trong khi trang phục truyền thống vừa dày, nặng, vừa không thuận tiện khi lao động. Tình trạng tiếp thu những ảnh hưởng ăn mặc của người Kinh, nhất là ở các vùng đô thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nặng về một chiều mang tính tiếp thu tiêu cực, tiếp thu nguyên xi khiến con người nảy sinh tư tưởng tự ti, coi thường những bản sắc truyền thống của mình. Một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số hiện nay có tâm lý mặc cảm khi sử dụng trang phục của dân tộc mình trong giao tiếp xã hội, quan niệm nếu mặc cái không phổ biến sẽ trở nên lạc lõng. Khi được hỏi, nhiều bạn trẻ dân tộc không ngại ngần bày tỏ: "Mặc trang phục truyền thống không được thoải mái và thuận tiện trong sinh hoạt, đặc biệt khi mặc trang phục của dân tộc mình ra ngoài đường hay bị mọi người nhìn với ánh mắt tò mò, làm như mình là người ngoài hành tinh vậy. Ngại lắm!".

Và một điều hết sức quan trọng chính là ý thức của người dân, những chủ thể sáng tạo và sử dụng, với chính sản phẩm mình làm ra, với giá trị văn hóa của dân tộc mình. Do vậy cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đồng bào hiểu và trân trọng, tự hào về giá trị của những di sản văn hóa dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng, từ đó có ý thức giữ gìn, tôn vinh, tự bảo tồn. Chính vì thế, vai trò của những người làm công tác văn hóa là hết sức cần thiết, từ đó đặt ra những yêu cầu về trình độ năng lực, về Tâm và Tầm trong công tác chuyên môn và quản lý để đáp ứng được nhu cầu của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số là hành trình không hề giản đơn. Bảo tồn tĩnh trong bảo tàng, thư viện đã khó, bảo tồn động trong cuộc sống hằng ngày trong xu thế phát triển càng khó hơn. Vì thế rất cần sự quan tâm, góp sức nỗ lực, khẩn trương của cả xã hội vì mục đích giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư