“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Một nhà thơ khác có thể kết thúc bằng một câu thơ tả tình, tả cảnh, chìm trong cảm tính, nhập vào cảnh vật. Bác không' thích làm văn nghệ, “Ngâm thơ ta vốn không ham”, Bác làm thơ là để nói lên ý của mình, nói trắng ra ý của mình. Nhưng câu thơ không thẳng dựng. Câu thơ vẫn tươi mát nhẹ nhàng, vì trong ấy có một cái mỉm cười, một tí mỉm cười. Bác lạc quan, hay cười nhưng đôi lúc không tránh khỏi cười chua chát. Như thời ở nhà ngục Quảng Tây bị ghẻ, Bác bảo là “mặc áo gấm”, gãi ghẻ Bác bảo là “tựa gảy dàn”. Lần này thì không phải thế. Lần này là cái cười hơi triết lí một chút, của một người, đã từng chứng kiến tất cả những cái sang trọng giàu có nhất trên đời, lẫn những cái cùng cực đau khổ nhất trên đời. Và bây giờ với tấm lòng từng trải nên bao dung đó, đánh giá sự vật. Ông chủ báo “Người cùng khổ” cũng là người đã từng sống trong khách sạn vương giả nhất châu Âu. Cuộc đời cách mạng thật là sang như thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống.