1. Lời chỉ dẫn sân khấu dài chia lớp kịch này thành hai cảnh rõ rệt: cảnh trước gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may; cảnh sau gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. Cảnh trước trên sân khấu có bốn nhân vật là bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh và một gia nhân của ông Giuốc-đanh. Cảnh sau đông hơn, sôi động, cảnh có thêm bốn thợ phụ nừa. Cảnh trước chủ yếu chỉ là lời đối thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may. Sang cảnh sau khán giả không chỉ được nghe lời đối thoại, mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh. Kịch sôi động hẳn lên. Ở cảnh này còn có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng.
2. Mở đầu lớp kịch là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-danh với bác phó may xoay quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông dính mũ, nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục. Bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh được một bác phó may vụng tay nghề nhưng khéo ăn nói. Chẳng biết do dốt hay do sơ suất hoặc do cố tình biến ông Giuốc-đanh thành trò cười nên đã may hoa ngược. Ông Giuốc-đanh chưa phải là mất hết tĩnh táo nên đã phát hiện ra điều đó. Nhưng chỉ cần bác thợ may vụng chèo khéo chống, đánh đúng thói trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh, bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc hoa ngược là ông ưng thuận ngay. Ở cảnh này có kịch tính cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê may áo ngược hoa), nay chuyền sang thế chủ động, tấn công lại bằng hai đề nghị liên tiếp: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi mà”, “xin ngài cứ việc bảo”. Và thế là ông Giuốc-đanh cứ lùi mãi: “Không, không”, “Tôi đã bảo không mà. Bác may thế được rồi”, sau đó bác phó may đánh bài lảng sang chuyện khác, hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không. Tiếp theo, ông Giuốc-đanh lại phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Bác phó may chống đỡ yếu ớt. Lần này bác lại gỡ thế bí bằng cách hỏi ông Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lỗ phục không. Nước cờ của bác phó may thật cao tay vì nó một lần nữa đã đánh trúng vào tâm lí đang muốn học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.
3. Ở cảnh sau, người đọc, người xem lại phát hiện ra một biểu hiện mới của tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh. Mô-li-e chuyền tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được các tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc bộ lề phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái. Các tay thợ phụ là nhừng kẻ ranh mãnh, dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điếm đúng huyệt học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Chúng thấy ông mắc mưu, cứ tôn lên mãi, hết “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”. Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thấy tính cách trưởng giả học làm sang dường như đã ngấm vào máu, vẫn thể hiện mãnh liệt đến mức ông sẵn sàng mất hết tất cả tiền đế được “làm sang”.
4. Qua hai cảnh trong lớp kịch, điều gây cười cho khán giả là ông Giuốc-đanh ngu dot chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiôm chác. Khán giả cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra đế mua lấy cái danh hão. Có thể nói đoạn trích đã lột tả khá đầy đủ tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Qua tác phẩm của mình nhà văn muốn đả kích một lớp người trong xã hội bấy giờ dốt nát, học đòi, kệch cỡm.