Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Trên cầu Công Lý năm xưa, Ai đặt mìn để diệt xua quân thù, Ra pháp trường đầu ngẩng cao, Ba lần gọi Bác, ai nào bạn ơi - Là ai?
Biết Tuốt | Chat Online | |
11/07/2016 04:56:09 |
6.614 lượt xem
Trả lời (1)
NoName.3916 | |
11/07/2016 04:58:13 |
Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Anh bị bắt và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, và đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố yêu nước nảy lửa trước tòa án và khi ra pháp trường. Anh được quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh là một người thanh niên anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam. Và anh - Nguyễn Văn Trỗi được trao tặng danh hiệu anh hùng.
Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.
Sau Hiệp ước Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.
Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho một đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Micheal Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý sẽ trao đổi tù binh, nhưng sau khi Micheal Smolen được thả, Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.
Những hành động trước khi bị bắn
Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"
Phóng viên tờ báo Miami news ngày 15 tháng 10 năm 1964 đã có bài tường thuật vụ xử bắn mô tả lại những thông tin trên:
Người điệp viên Việt Cộng 19 tuổi (tức Nguyễn Văn Trỗi) đã hô to những khẩu hiệu "Hồ Chí Minh muôn năm!", "Mỹ hãy cút khỏi Việt Nam"... Trỗi bị giải ra pháp trường nơi có 11 tay súng chờ sẵn. Sau khi liên tục hô vang những lời đả kích Mỹ và Nguyễn Khánh, người thanh niên hô lớn lời chào vĩnh biệt dành cho Hồ Chí Minh, chủ tịch Bắc Việt Nam. Trỗi đã từ chối bịt mắt trước khi bị bắn, tuy nhiên đến phút chót, đội thi hành án quyết định bịt mắt anh ta lại.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau 3 ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ anh đã tìm thấy mộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trong bức ảnh chụp Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước - nhất là cho các cháu thanh niên học tập!".
Đời sống riêng
Nguyễn Văn Trỗi lập gia đình với chị Phan Thị Quyên năm 1964. Chỉ 19 ngày sau lễ kết hôn thì anh bị bắt. Chị cũng bị bắt sau anh vài ngày nhưng sau đó được thả ra vì không có bằng chứng kết tội. Hai người chưa có con với nhau. Sau khi Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn, chị được các đồng đội của Nguyễn Văn Trỗi đưa ra Bắc học. Năm 1973, chị tái giá với một người bạn học ở ngoài Bắc là Lê Tâm Dũng (Ba Dũng).
Hình ảnh trong văn hóa
Trong Văn học, hình tượng Nguyễn Văn Trỗi trở thành cảm hứng, cũng là nhân vật chính trong:
Bài thơ "Hãy nhớ lấy lời tôi" của nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ:
"Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra.
Nguyễn Văn Trỗi!
Anh đã chết rồi
Anh còn sống mãi
Chết như sống, anh hùng, vĩ đại....
... Nghìn năm sau sẽ nhớ lại hôm qua
Một sáng mùa thu giữa khám Chí Hòa
Anh đi giữa hai tên gác ngục
Và sau chúng là một người linh mục
Anh bước lên nhức nhối chân đau
Dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu
Quần áo trắng một màu thanh khiết
Thân gày yếu mạnh hơn cái chết
Bầy giết thuê và lũ viết thuê
Hai hàng đen súng cắm lưỡi lê
Anh bước tới mắt nhìn bình thản
Như chính Anh là người xử án
Cỏ trong vườn mát dưới chân Anh
Đời vẫn tươi màu lá rau xanh
Đây, miếng đất của Anh đòi giải phóng!
Đây, máu thịt của Anh đòi cuộc sống!
Anh thét to: Ta có tội gì đây!
Chúng trói Anh vào cọc mấy vòng dây
Mười họng súng, một băng đen bịt mắt
Anh thét lớn: Chính Mỹ kia là giặc!
Và, tay anh giật phắt mảnh băng đen
Anh muốn thiêu bằng mắt lũ đê hèn
Với cái chết, Anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi môi Anh đã khô cháy căm hờn
Phải chiến đấu như một người cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Chỉ có tất cả chín phút ngắn ngủi. Chín phút chiến đấu cuối cùng của Anh hùng Trỗi trên pháp trường thực sự là
"những phút làm nên lịch sử" và cái chết của anh đã trở thành bất tử.
...
Tập bút kí "Sống như anh" của Trần Đình Vân.
Bài hát về Nguyễn Văn Trỗi với câu hát "Ôi tên anh truyền khắp hoàn cầu/Vọng về nơi Venezuela/Cuồn cuộn sôi trong muôn con tim/Người du kích châu Mỹ Latinh" (lấy cảm hứng từ sự kiện du kích chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela đã bắt sống trung tá Mỹ để mong trao đổi với Nguyễn Văn Trỗi).
Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi - phim tài liệu, đạo diễn Bùi Đình Hạc.
Nguyễn Văn Trỗi (1966) - phim truyện, đạo diễn Bùi Đình Hạc, Lý Thái Bảo.
Sau khi chết, Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất
Năm 2012, kỷ niệm 48 năm ngày mất, nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được khánh thành trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn (Quảng Nam).
Tên ông được đặt cho nhiều con đường, nhiều trường học trên khắp Việt Nam. Một giải thưởng của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và một sân vận động ở Cuba cũng đã đặt theo tên ông.
Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Anh bị bắt và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, và đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố yêu nước nảy lửa trước tòa án và khi ra pháp trường. Anh được quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh là một người thanh niên anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam. Và anh - Nguyễn Văn Trỗi được trao tặng danh hiệu anh hùng.
Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.
Sau Hiệp ước Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.
Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho một đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Micheal Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý sẽ trao đổi tù binh, nhưng sau khi Micheal Smolen được thả, Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.
Những hành động trước khi bị bắn
Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"
Phóng viên tờ báo Miami news ngày 15 tháng 10 năm 1964 đã có bài tường thuật vụ xử bắn mô tả lại những thông tin trên:
Người điệp viên Việt Cộng 19 tuổi (tức Nguyễn Văn Trỗi) đã hô to những khẩu hiệu "Hồ Chí Minh muôn năm!", "Mỹ hãy cút khỏi Việt Nam"... Trỗi bị giải ra pháp trường nơi có 11 tay súng chờ sẵn. Sau khi liên tục hô vang những lời đả kích Mỹ và Nguyễn Khánh, người thanh niên hô lớn lời chào vĩnh biệt dành cho Hồ Chí Minh, chủ tịch Bắc Việt Nam. Trỗi đã từ chối bịt mắt trước khi bị bắn, tuy nhiên đến phút chót, đội thi hành án quyết định bịt mắt anh ta lại.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau 3 ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ anh đã tìm thấy mộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trong bức ảnh chụp Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước - nhất là cho các cháu thanh niên học tập!".
Đời sống riêng
Nguyễn Văn Trỗi lập gia đình với chị Phan Thị Quyên năm 1964. Chỉ 19 ngày sau lễ kết hôn thì anh bị bắt. Chị cũng bị bắt sau anh vài ngày nhưng sau đó được thả ra vì không có bằng chứng kết tội. Hai người chưa có con với nhau. Sau khi Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn, chị được các đồng đội của Nguyễn Văn Trỗi đưa ra Bắc học. Năm 1973, chị tái giá với một người bạn học ở ngoài Bắc là Lê Tâm Dũng (Ba Dũng).
Hình ảnh trong văn hóa
Trong Văn học, hình tượng Nguyễn Văn Trỗi trở thành cảm hứng, cũng là nhân vật chính trong:
Bài thơ "Hãy nhớ lấy lời tôi" của nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ:
"Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra.
Nguyễn Văn Trỗi!
Anh đã chết rồi
Anh còn sống mãi
Chết như sống, anh hùng, vĩ đại....
... Nghìn năm sau sẽ nhớ lại hôm qua
Một sáng mùa thu giữa khám Chí Hòa
Anh đi giữa hai tên gác ngục
Và sau chúng là một người linh mục
Anh bước lên nhức nhối chân đau
Dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu
Quần áo trắng một màu thanh khiết
Thân gày yếu mạnh hơn cái chết
Bầy giết thuê và lũ viết thuê
Hai hàng đen súng cắm lưỡi lê
Anh bước tới mắt nhìn bình thản
Như chính Anh là người xử án
Cỏ trong vườn mát dưới chân Anh
Đời vẫn tươi màu lá rau xanh
Đây, miếng đất của Anh đòi giải phóng!
Đây, máu thịt của Anh đòi cuộc sống!
Anh thét to: Ta có tội gì đây!
Chúng trói Anh vào cọc mấy vòng dây
Mười họng súng, một băng đen bịt mắt
Anh thét lớn: Chính Mỹ kia là giặc!
Và, tay anh giật phắt mảnh băng đen
Anh muốn thiêu bằng mắt lũ đê hèn
Với cái chết, Anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi môi Anh đã khô cháy căm hờn
Phải chiến đấu như một người cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Chỉ có tất cả chín phút ngắn ngủi. Chín phút chiến đấu cuối cùng của Anh hùng Trỗi trên pháp trường thực sự là
"những phút làm nên lịch sử" và cái chết của anh đã trở thành bất tử.
...
Tập bút kí "Sống như anh" của Trần Đình Vân.
Bài hát về Nguyễn Văn Trỗi với câu hát "Ôi tên anh truyền khắp hoàn cầu/Vọng về nơi Venezuela/Cuồn cuộn sôi trong muôn con tim/Người du kích châu Mỹ Latinh" (lấy cảm hứng từ sự kiện du kích chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela đã bắt sống trung tá Mỹ để mong trao đổi với Nguyễn Văn Trỗi).
Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi - phim tài liệu, đạo diễn Bùi Đình Hạc.
Nguyễn Văn Trỗi (1966) - phim truyện, đạo diễn Bùi Đình Hạc, Lý Thái Bảo.
Sau khi chết, Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất
Năm 2012, kỷ niệm 48 năm ngày mất, nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được khánh thành trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn (Quảng Nam).
Tên ông được đặt cho nhiều con đường, nhiều trường học trên khắp Việt Nam. Một giải thưởng của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và một sân vận động ở Cuba cũng đã đặt theo tên ông.
Tags: Trên cầu Công Lý năm xưa,Ai đặt mìn để diệt xua quân thù,Ra pháp trường đầu ngẩng cao,Ba lần gọi Bác ai nào bạn ơi,câu đố về Nguyễn Văn Trỗi,Nguyễn Văn Trỗi,câu đố về nhân vật lịch sử
Đố vui khác:
- Kiên Giang mảnh đất tận cùng, Nhân dân nhớ mặt anh hùng miền quê, Trước cái chết chẳng hề run sợ, Chửi giặc kia trong giữa vòng vây, Câu gì bạn kể ra đây - Là ai, nói câu gì?
- Đại Việt sử ký toàn thư, Mở đầu từ thuở cha con vua Hùng, Bao nhiêu sự kiện riêng chung, Tác giả nào viết xin cùng kể tên - Là ai?
- Lam Sơn thực lục viết lên, Tập quán phong tục mọi miền còn đây, Nhà văn nào viết bộ này - Là ai?
- Trạng Trình đó chính là ai, Có tài tiên đoán chẳng sai bao giờ - Là ai?
- Ai trồng đào nơi nhà lao, Nêu gương bất khuất cho bao nhiêu người - Là ai?
- Ai đã ôm bom ba càng, Quyết tử tiêu diệt xe tăng giặc vào, Giữ Bắc Bộ phủ năm nào - Là ai?
- Trong cần câu giấu mật thư, Ai làm liên lạc chiến khu Cao Bằng - Là ai?
- Nữ mười sáu tuổi gan vàng, Liệng trái lựu đạn nổ vang diệt thù - Là ai?
- Chặt tay bị thương là ai, Để cho hết vướng diệt loài sói lang - Là ai?
- Ai cắt rừng tránh đường vòng, Xe tăng của địch chớ hòng thoát thân - Là ai?
Đố vui mới nhất:
- Quả gì có đủ năm châu?
- Con gì có răng nhưng không có lưỡi?
- Kể tên những loại bánh đặc sản miền Tây?
- Cái gì đi lên bằng chân đi xuống bằng mông?
- Kể tên những loại nhạc cụ trong đờn ca tài tử?
- Hãy di chuyển ba que diêm để tạo 4 hình tam giác đều?
- Hãy di chuyển chỉ hai que diêm để tạo thành 7 hình vuông?
- Con gì có thịt không xương, đầm trong nắng dãi, mưa tuôn chẳng nề?
- Da cóc mà bọc bột lọc, bột lọc mà bọc hòn son là quả gì?
- Tìm từ khóa đây là câu thành ngữ về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!