Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Ai trồng đào nơi nhà lao, Nêu gương bất khuất cho bao nhiêu người - Là ai?
Biết Tuốt | Chat Online | |
11/07/2016 07:16:57 |
1.591 lượt xem
Trả lời (1)
NoName.3921 | |
11/07/2016 07:19:11 |
Tô Hiệu
Tô Hiệu (1912-1944) là một nhà cách mạng cộng sản Việt Nam.
Tô Hiệu (1912-1944)
Hoạt động cách mạng
Tô Hiệu sinh năm 1912, trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1927 Tô Hiệu học tại trường Pháp Việt thị xã Hải Dương và sớm tham gia vào các phong trào yêu nước của học sinh như bãi khoá truy điệu Phan Chu Trinh, tham gia phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu.
Năm 1928, vào Sài Gòn, cùng anh ruột là Tô Chấn tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng. Năm 1929 ông là Đảng viên Quốc dân Đảng, hoạt động tại Sài Gòn. Năm 1930, ông bị bắt và bị kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo. Những năm tháng tại Côn Đảo, Tô Hiệu đi theo lý tưởng cộng sản và chỉ một thời gian sau, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1934, Tô Hiệu mãn hạn tù. Không chịu được sự quản thúc của chính quyền thực dân ở địa phương, ông trốn đi Hà Nội hoạt động và được phân công xây dựng cơ sở cách mạng ở Thái Nguyên. Mặc dù bị ho lao do kết quả 4 năm tù khắc nghiệt tại Côn Đảo, Tô Hiệu vẫn hăng hái công tác và năm 1936 được cử vào Ban thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ, phụ trách công tác tuyên huấn.
Cuối năm 1938, Tô Hiệu được phân công phụ trách miền Duyên hải Bắc Kỳ. Tại Hải Phòng, Tô Hiệu hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức nhiều cuộc đình công, biểu tình và trực tiếp tham gia đấu tranh. điển hình là cuộc đấu tranh của 3.000 công nhân nhà máy Tơ Hải Phòng, bắt đầu từ tháng 4/1939 đến ngày 21 tháng 5/1939. Tô Hiệu chỉ đạo chi bộ Đảng nhà máy Tơ lãnh đạo tranh đấu, liên hệ với báo Đời Nay, yêu cầu đưa tin ủng hộ, gặp tổ chức Thanh niên dân chủ Pháp và Thanh niên dân chủ Việt Nam yêu cầu giúp đỡ. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Tơ Hải Phòng gây được tiếng vang lớn, được Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang hoạt động ở nước ngoài quan tâm chú ý.
Ngày 30 tháng 5 năm 1939 Tô Hiệu trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thuế đèn, thuế nước của hàng ngàn công nhân tiểu thương và lao động thành phố Hải Phòng. Thực dân Pháp bắt 72 người biểu tình, trong đó có Tô Hiệu; nhưng Tô Hiệu thoát được ra ngoài. Tháng 10 năm 1939, Xứ uỷ Bắc Kỳ thành lập các khu Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương và vùng mỏ thuộc khu B (sau đó gọi là liên tỉnh B) trong đó Tô Hiệu làm Bí thư Khu uỷ, xúc tiến ra báo Chiến Đấu, cơ quan tuyên truyền của Khu uỷ B.
Trước sự đàn áp của thực dân Pháp đối với phong trào, Tô Hiệu chuyển hướng hoạt động từ công khai rút vào bí mật, sàng lọc cán bộ công khai. Trong suốt thời kỳ hoạt động ở Hải Phòng, Tô Hiệu với cương vị Bí thư Khu uỷ B đã không thành lập Thành uỷ Hải Phòng mà trực tiếp lãnh đạo phong trào.
Ngày 1 tháng 12 năm 1939, Tô Hiệu bị bắt tại một cơ sở in ở xóm Hạ Lý, khu vực nhà máy chỉ và bị tra tấn. Bị kết án 5 năm tù, Tô Hiệu bị kết án tù tại nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, tham gia công tác tuyên truyền cách mạng và đấu tranh cải thiện chế độ nhà tù.
Ông mất ngày 7 tháng 3 năm 1944 tại nhà tù Sơn La sau một thời gian bị lao phổi. Mộ ông được an táng tại nghĩa trang Vườn ổi.
Cây đào Tô Hiệu
Hiện nay tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La có một cây đào mang tên Tô Hiệu. Cây đào là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản tại nhà tù Sơn La. Qua thời gian, hiện nay cây đào chỉ còn lại phần chồi.
Năm 1975 Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chiết một cành của cây đào về trồng tại lăng.
Cây đào Tô Hiệu tại nhà tù Sơn La
Vinh danh
Nhiều đường phố tại các thành phố Việt Nam như TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Hải phòng, TP Đồng Hới, TP Nha Trang, TP Hà Nội (tại quận Hà đông, quận Cầu Giấy) mang tên ông. Tại Hải phòng năm 1946 có thành lập trường Chính trị Tô Hiệu đào tạo cán bộ cho Thành phố Hải phòng.
Tô Hiệu (1912-1944) là một nhà cách mạng cộng sản Việt Nam.
Tô Hiệu (1912-1944)
Hoạt động cách mạng
Tô Hiệu sinh năm 1912, trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1927 Tô Hiệu học tại trường Pháp Việt thị xã Hải Dương và sớm tham gia vào các phong trào yêu nước của học sinh như bãi khoá truy điệu Phan Chu Trinh, tham gia phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu.
Năm 1928, vào Sài Gòn, cùng anh ruột là Tô Chấn tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng. Năm 1929 ông là Đảng viên Quốc dân Đảng, hoạt động tại Sài Gòn. Năm 1930, ông bị bắt và bị kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo. Những năm tháng tại Côn Đảo, Tô Hiệu đi theo lý tưởng cộng sản và chỉ một thời gian sau, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1934, Tô Hiệu mãn hạn tù. Không chịu được sự quản thúc của chính quyền thực dân ở địa phương, ông trốn đi Hà Nội hoạt động và được phân công xây dựng cơ sở cách mạng ở Thái Nguyên. Mặc dù bị ho lao do kết quả 4 năm tù khắc nghiệt tại Côn Đảo, Tô Hiệu vẫn hăng hái công tác và năm 1936 được cử vào Ban thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ, phụ trách công tác tuyên huấn.
Cuối năm 1938, Tô Hiệu được phân công phụ trách miền Duyên hải Bắc Kỳ. Tại Hải Phòng, Tô Hiệu hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức nhiều cuộc đình công, biểu tình và trực tiếp tham gia đấu tranh. điển hình là cuộc đấu tranh của 3.000 công nhân nhà máy Tơ Hải Phòng, bắt đầu từ tháng 4/1939 đến ngày 21 tháng 5/1939. Tô Hiệu chỉ đạo chi bộ Đảng nhà máy Tơ lãnh đạo tranh đấu, liên hệ với báo Đời Nay, yêu cầu đưa tin ủng hộ, gặp tổ chức Thanh niên dân chủ Pháp và Thanh niên dân chủ Việt Nam yêu cầu giúp đỡ. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Tơ Hải Phòng gây được tiếng vang lớn, được Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang hoạt động ở nước ngoài quan tâm chú ý.
Ngày 30 tháng 5 năm 1939 Tô Hiệu trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thuế đèn, thuế nước của hàng ngàn công nhân tiểu thương và lao động thành phố Hải Phòng. Thực dân Pháp bắt 72 người biểu tình, trong đó có Tô Hiệu; nhưng Tô Hiệu thoát được ra ngoài. Tháng 10 năm 1939, Xứ uỷ Bắc Kỳ thành lập các khu Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương và vùng mỏ thuộc khu B (sau đó gọi là liên tỉnh B) trong đó Tô Hiệu làm Bí thư Khu uỷ, xúc tiến ra báo Chiến Đấu, cơ quan tuyên truyền của Khu uỷ B.
Trước sự đàn áp của thực dân Pháp đối với phong trào, Tô Hiệu chuyển hướng hoạt động từ công khai rút vào bí mật, sàng lọc cán bộ công khai. Trong suốt thời kỳ hoạt động ở Hải Phòng, Tô Hiệu với cương vị Bí thư Khu uỷ B đã không thành lập Thành uỷ Hải Phòng mà trực tiếp lãnh đạo phong trào.
Ngày 1 tháng 12 năm 1939, Tô Hiệu bị bắt tại một cơ sở in ở xóm Hạ Lý, khu vực nhà máy chỉ và bị tra tấn. Bị kết án 5 năm tù, Tô Hiệu bị kết án tù tại nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, tham gia công tác tuyên truyền cách mạng và đấu tranh cải thiện chế độ nhà tù.
Ông mất ngày 7 tháng 3 năm 1944 tại nhà tù Sơn La sau một thời gian bị lao phổi. Mộ ông được an táng tại nghĩa trang Vườn ổi.
Cây đào Tô Hiệu
Hiện nay tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La có một cây đào mang tên Tô Hiệu. Cây đào là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản tại nhà tù Sơn La. Qua thời gian, hiện nay cây đào chỉ còn lại phần chồi.
Năm 1975 Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chiết một cành của cây đào về trồng tại lăng.
Cây đào Tô Hiệu tại nhà tù Sơn La
Vinh danh
Nhiều đường phố tại các thành phố Việt Nam như TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Hải phòng, TP Đồng Hới, TP Nha Trang, TP Hà Nội (tại quận Hà đông, quận Cầu Giấy) mang tên ông. Tại Hải phòng năm 1946 có thành lập trường Chính trị Tô Hiệu đào tạo cán bộ cho Thành phố Hải phòng.
Tags: Ai trồng đào nơi nhà lao,Nêu gương bất khuất cho bao nhiêu người,câu đố về Tô Hiệu,Tô Hiệu,câu đố về nhân vật lịch sử,cây đào Tô Hiệu
Đố vui khác:
- Những ngày đánh Pháp sục sôi, Loại súng không giật ra đời nhờ ai - Là ai?
- Ai bắn xuyên táo rất dài, Một viên đạn nhỏ, Mỹ vài thằng toi - Là ai?
- Có người mẹ vĩ đại thay, Chín con liệt sĩ cho đất này nở hoa - Là ai?
- Tóc bồng đôi má đen huyền, Hây hây má lõm đồng tiền xinh xinh, Hái dâu may gặp duyên lành, Nguyên phi phong hiệu triều đình Lý gia - Là ai?
- Mắt tối lòng không tối, Bút tà chí không tà, Đâm mấy thằng gian xớn xác, Để lại cho đời tuyệt tác - Là ai?
- Trạng Trình đó chính là ai, Có tài tiên đoán chẳng sai bao giờ - Là ai?
- Lam Sơn thực lục viết lên, Tập quán phong tục mọi miền còn đây, Nhà văn nào viết bộ này - Là ai?
- Đại Việt sử ký toàn thư, Mở đầu từ thuở cha con vua Hùng, Bao nhiêu sự kiện riêng chung, Tác giả nào viết xin cùng kể tên - Là ai?
- Kiên Giang mảnh đất tận cùng, Nhân dân nhớ mặt anh hùng miền quê, Trước cái chết chẳng hề run sợ, Chửi giặc kia trong giữa vòng vây, Câu gì bạn kể ra đây - Là ai, nói câu gì?
- Trên cầu Công Lý năm xưa, Ai đặt mìn để diệt xua quân thù, Ra pháp trường đầu ngẩng cao, Ba lần gọi Bác, ai nào bạn ơi - Là ai?
Đố vui mới nhất:
- Trong căn nhà của Bod có từ 20 đến 40 con búp bê. Một hôm, cháu của Bod sang chơi và muôn lấy đi một số con búp bê. Bod đã lấy lại 2 con, lúc sau khi suy nghĩ lại thì cho thêm 5 con. Người cháu lăn đùng ra khóc vì quá ít. Hỏi Bod đã cho cháu bao nhiều con búp bê?
- Con gì lười nhất thế giới?
- Nơi nào đàn ông khổ nhất?
- Nước nào không có quần?
- Hãy di chuyển 3 que diêm sang vị trí để tạo 4 hình vuông
- Những con gì ngủ ban ngày chờ cho đêm tối mới bay tìm mồi?
- Nơi nào Miền Nam nước ta, Làng nổi Tân Lập bao la nước trời, Rừng tràm nổi tiếng nơi nơi, Nhà cổ trăm cột một thời nổi danh?
- Tìm từ khóa đây là câu tục ngữ về vợ chồng?
- Cái gì trong sáng nhẹ nhàng; chọc qua giàn lá chẳng làm lá rung?
- Núi rừng Yên Thế âm u; Mười năm kháng Pháp, mặc dù gió mưa; Khi quyết đánh khi vô thừa; Hùm thiêng nổi tiếng bấy giờ là ai?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!