Giáo án Mắt cận và mắt lão - Bài 49 - Vật lý 9 - Giáo viên Trần Thị Lan - Trường THCS Định Hóa - Kim Sơn - Ninh Bình

Cô giáo Lan | Chat Online
11/07/2017 20:57:15
1.163 lượt xem
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Nội dung tài liệu dạng văn bản
BÀI 49. MẮT CẬN, MẮT LÃO I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo thấu kính phân kì. - Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo thấu kính hội tụ. - Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật lão thị. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức Quang học để hiểu được cách khắc phục tật của mắt. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ - Tích cực tham gia xây dựng bài. II. Chuẩn bị - GV: giáo án, sách, phấn, thước, compa, máy chiếu - Học sinh: sách, vở, thước kẻ III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới Hoạt động 1: Đặt vấn đề Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Cô mời một em đeo kính đứng lên đọc cho cô dòng chữ sau HS: Đọc dòng chữ GV: Em hãy bỏ kính ra và đọc lại dòng chữ HS: Em không nhìn rõ chữ GV: Khi bỏ kính ra bạn không nhìn rõ chữ vì mắt bạn bị tật cận thị. Đó là một trong các tật của mắt. Hôm nay, cô và các em sẽ đi tìm hiểu 2 tật của mắt là tật cận thị, tật lão thị hay gọi là mắt cận và mắt lão. Hoạt động 2: Tìm hiểu mắt cận Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Hôm trước, cô đã chia lớp thành 2 nhóm và giao cho nhóm 1 tìm hiểu về mắt cận, nhóm 2 tìm hiểu về mắt lão theo hướng dẫn sau: Mắt cận 1. Biểu hiện 2. Đặc điểm 3. Cách khắc phục 4. Nguyên nhân 5. Cách phòng tránh Mắt lão GV: Các nhóm đã nộp bài tìm hiểu cho cô và cô đã chuyển vào máy tính. Trước khi các nhóm lên báo cáo, cô nêu tiến trình thực hiện như sau: 1. Bài báo cáo chia 2 phần: + Phần 1: trình bày đặc điểm, biểu hiện + Phần 2: trình bày nội dung còn lại 2. Khi kết thúc một phần, nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm bạn 3. Nhóm báo cáo trả lời câu hỏi 4. Cô đặt câu hỏi, nhận xét và đóng góp ý kiến GV: Mời đại diện nhóm 1 lên trình bày về tật cận thị. HS: Trình bày nội dung phần 1 Mời nhóm 2 đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến HS: Trả lời câu hỏi. GV: Nội dung phần này cô sẽ tóm tắt ý chính. Biểu hiện của tật cận thị nhóm 1 đã trình bày rất chi tiết, các em lấy ví dụ vào vở. Một em hãy nêu đặc điểm của mắt cận. HS: Mắt cận có 2 đặc điểm chính: - Không nhìn rõ vật ở xa. - Điểm cực viễn Cv của mắt cận gần hơn mắt bình thường. GV: mời nhóm 1 tiếp tục trình bày nội dung phần còn lại. HS: trình bày, mời các bạn nhóm 2 đặt câu hỏi. HS: Đặt câu hỏi HS: Trả lời GV: Cô có câu hỏi đặt cho nhóm như sau: Câu 1: Mắt cận đeo kính là thấu kính hội tụ được không? Vì sao? Câu 2: Vì sao kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn? HS: Trả lời Câu 1: Kính cận là thấu kính hội tụ không được. Vì trường hợp kính hội tụ cho ảnh ảo càng xa kính hơn so với vật vậy ảnh không thể nằm trong khoảng nhìn thấy của mắt. Câu 2: - Vật ở rất xa cho ảnh nằm trước võng mạc. Người cận thị không thấy rõ vật ở xa. - Khi vật nằm ở điểm cực viễn, ảnh hiện trên võng mạc, mắt nhìn rõ vật. - Để nhìn vật ở vô cực, đeo thấu kính phân kì sao cho tia sáng song song với trục chính sau khi đi qua thấu kính, bị bẻ sao cho trước khi vào mắt hợp với trục chính 34’, ảnh xuất hiện rõ nét trên võng mạc. GV: Cô sẽ tóm tắt nội dung chính của phần này như sau. GV: Để giải thích tác dụng của kính cận, các em sẽ vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì theo thứ tự sau: vẽ trục chính, mắt, xác định khoảng nhìn thấy của mắt, vị trí đặt vật, thấu kính phân kì và tiêu điểm F trùng với Cv. GV: Cô mời một em lên vẽ hình sự tạo ảnh của vật qua kính cận. Ở dưới lớp vẽ vào vở. HS: Thực hiện yêu cầu GV: Nhận xét hình vẽ. Giải thích tác dụng của kính cận. GV: Vậy kính cận là kính gì? Người bị cận đeo kính cận để làm gì? Kính cận thích hợp có đặc điểm gì? HS: Kính cận là thấu kính phân kì. Người cận thì phải đeo kính để nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt. GV: Đấy chính là nội dung kết luận sách giáo khoa. Cô mời một em đọc to cho cả lớp cùng nghe Bài 49. MẮT CẬN, MẮT LÃO I. Mắt cận I. Mắt cận 1. Những biểu hiện của tật cận thị 2. Đặc điểm của tật cận thị - Không nhìn rõ những vật ở xa. - Điểm cực viễn xa gần hơn mắt bình thường. 3. Cách khắc phục - Đeo kính cận là thấu kính phân kì. - Giải thích: * Kết luận: SGK/ 131 Hoạt động 3: Tìm hiểu mắt lão Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Mời đại diện nhóm 2 lên trình bày về tật lão thị. HS: Trình bày nội dung phần 1 Mời nhóm 1 đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến HS: Trả lời câu hỏi. GV: Nội dung phần này cô sẽ tóm tắt ý chính. Biểu hiện của tật lão thị nhóm 1 đã trình bày rất chi tiết, các em lấy ví dụ vào vở. Một em hãy nêu đặc điểm của mắt lão HS: Mắt lão có 2 đặc điểm chính: - Không nhìn rõ vật ở gần - Điểm cực cận Cc của mắt lão xa hơn mắt bình thường. GV: mời nhóm 2 tiếp tục trình bày nội dung phần còn lại. HS: trình bày, mời các bạn nhóm 1 đặt câu hỏi. HS: Đặt câu hỏi HS: Trả lời GV: Cô có câu hỏi đặt cho nhóm như sau: Mắt lão đeo kính là thấu kính phân kì được không? Vì sao? HS: Mắt lão không đeo kính là thấu kính phân kì được. Vì trường hợp kính phân kì cho ảnh ảo gần mắt hơn vật nên ảnh không nằm trong khoảng nhìn thấy của mắt. Vì vậy không nhìn rõ ảnh. GV: Cô sẽ tóm tắt nội dung chính của phần này như sau. GV: Để giải thích tác dụng của kính lão, các em sẽ vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ theo thứ tự sau: vẽ trục chính, mắt, xác định khoảng nhìn thấy của mắt, vị trí đặt vật, thấu kính hội tụ. GV: Cô mời một em lên vẽ hình sự tạo ảnh của vật qua kính cận. Ở dưới lớp vẽ vào vở. HS: Thực hiện yêu cầu GV: Nhận xét hình vẽ. Giải thích tác dụng của kính lão GV: Vậy kính lão là thấu kính gì? Người bị lão đeo kính lão để làm gì? HS: Kính lão là thấu kính hội tụ. Người lão thì phải đeo kính để nhìn rõ những vật ở gần GV: Đấy chính là nội dung kết luận sách giáo khoa. Cô mời một em đọc to cho cả lớp cùng nghe. I. Mắt lão 1. Biểu hiện 2. Đặc điểm - Không nhìn rõ những vật ở gần. - Điểm cực cận của mắt lão xa hơn mắt thường. 3. Cách khắc phục - Đeo kính lão là thấu kính hội tụ. - Giải thích: * Kết luận: SGK/ 132 Hoạt động 4: Mở rộng Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Ngoài các 2 tật cận thị và tật lão thị các em vừa tìm hiểu. Mắt còn bị tật viễn thị có đặc điểm như tật lão thị tuy nhiên tật viễn thị là tật về mắt liên quan đến khúc xạ còn tật lão thị là bệnh lí của tuổi già, tật song thị là nhìn thấy một vật thành hai, tật loạn thị là nhìn thấy nhìn ảnh nhòe, loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn.- Tỉ lệ học sinh cận thị đang gia tăng rất nhanh. Cần vệ sinh và chăm sóc mắt hợp lí để giảm tỉ lệ cận thị ở lứa tuổi học sinh. HS: Lắng nghe và tiếp nhận thông tin Hoạt động 3: Củng cố, vận dụng kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Nhắc lại kiến thức mắt cận, mắt lão cần nhớ HS: Thực hiện yêu cầu GV: Các em đã tham khảo kiến thức ở những nguồn tài liệu nào để làm bài thuyết trình? HS: Chúng em tham khảo sách vật lí 9 bài mắt cận và mắt lão, sách sinh học 8 vệ sinh mắt và chọn lọc các thông tin ở trên mạng internet. GV: Như vậy, qua bài thuyết trình này cô thấy các em đã biết sử dụng kiến thức giữa các môn học, biết chọn lọc các thông tin cần thiết và làm việc nhóm rất là tốt. Cô tuyên dương tinh thần học tập và làm việc của 2 nhóm. GV: Để khắc sau kiến thức của bài học hôm này, các em làm cho bài tập vận dụng sau. III. Vận dụng
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo