Giáo án Cường độ dòng điện - Bài 24 - Vật lý 7 - Giáo viên Trần Thị Lan - Trường THCS Định Hóa - Kim Sơn - Ninh Bình

Cô giáo Lan | Chat Online
11/07/2017 21:00:21
1.025 lượt xem
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Nội dung tài liệu dạng văn bản
Tiết 28. BÀI 24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh - Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A - Nêu được dùng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế 2. Kĩ năng - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện 3. Thái độ - Tích cực, hào hứng xây dựng bài II. Chuẩn bị - Giáo viên: giáo án, sách, thước kẻ, ampe kế, đế pin - Học sinh: sách vở, pin, bóng đèn, dây dẫn III. Nội dung bài mới 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: mời một em học sinh lên làm quản trò để tổ chức trò chơi HS: phổ biến luật chơi như sau: có một bài hát gồm 5 câu. Vừa hát vừa chuyền hộp bút đi, khi kết thúc câu hát mà hộp bút đang ở tay bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. HS: Tổ chức trò chơi GV: Cảm ơn bạn quản trò đã tổ chức trò chơi rất là vui và hào hứng. Thông qua các câu hỏi và câu trả lời, cô thấy các em có hiểu bài và học bài rất kĩ. Cô tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp Hoạt động 2: Đặt vấn đề (2 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: cô có một đèn học, sau đây cô sẽ cắm đèn vào nguồn điện. Các em hãy quan sát độ sáng của đèn khi cô điều chỉnh núm đèn ? Em thấy độ sáng của đèn như thế nào? HS: Độ sáng của đèn thay đổi GV: Độ sáng của đèn thay đổi là do cường độ dòng điện qua đèn thay đổi. Vậy cường độ dòng điện là gì? Làm thế nào để đo được cường độ dòng điện. Hôm nay, cô trò ta cùng tìm hiểu Tiết 28.Bài 24, cường độ dòng điện Hoạt động 3: Cường độ dòng điện ( 8 phút ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Trong thí nghiệm này gồm các dụng cụ: nguồn điện là pin, bóng đèn, dây dẫn, ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện và biến trở. Biến trở này có tác dụng thay đổi dòng điện qua mạch điện. Cô dùng dây dẫn mắc nối tiếp các dụng cụ này với nhau như hình 1. Khi cô đóng khóa K điểu chỉnh biến trở, các em hãy quan sát giữa độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế. HS: quan sát thí nghiệm (?) Các em hãy nêu mối liên hệ giữa độ sáng của đèn với số chỉ của ampe kế? HS: Khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn GV: Khi cô thay thành bóng đèn khác thì cũng thu được kết quả như trên. Từ đây chúng ra rút ra nhận xét. GV: Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị cường độ dòng điện. GV: Vậy cường độ dòng điện là gì? HS: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện. GV: Hãy cho cô biết kí hiệu, đơn vị đo cường độ dòng điện? HS: Kí hiện là I, đơn vị đo mà ampe hoặc miniampe, dụng cụ đo là ampe kế. GV: mối liên hệ giữa 2 đơn vị đo ampe và miniampe như sau. GV: đơn vị đo, dụng cụ đo cường độ dòng điện được đặt theo tên nhà bác học ampe để tưởng nhớ sự đáng góp vĩ đại của nhà bác học Ampe trong lĩnh vực điện học GV: Như vậy, các em vừa được biết ampe kế là dụng đo cường độ dòng điện. Ampe kế có đặc điểm và hoạt động như thế nào thì cô trò ta sẽ tìm hiểu mục II I. Cường độ dòng điện 1. Thí nghiệm - Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn càng sáng thì số chỉ của ampe kế càng lớn. 2. Cường độ dòng điện - Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện - Kí hiệu: I - Đơn vị: ampe (A), miniampe (mA) 1mA= 0,001A; 1A=1000mA Hoạt động 4: Tìm hiểu ampe kế ( 10 phút ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Các em hãy quan sát Ampe kế của nhóm mình và thảo luận phiếu học tập số 1 HS: Thảo luận GV: Cô mời đại diện một nhóm lên trình bày kết quả mà nhóm em vừa thảo luận HS: Cầm ampe kế lên trình bày GV: Có nhóm nào có ý kiến khác không GV: Ngoài ampe kế mà các em vừa quan sát thì còn một loại ampe kế khác đó chính là ampe kế hiện số (đồng hồ đa năng), ngoài ra còn rất nhiều ampe kế khác như ampe kế đo dòng điện xoay chiều, ampe một thang đo. GV: Để rèn luyện kĩ năng sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch điện thì các nhóm sẽ thực hành đo cương độ dòng điện II. Ampe kế - Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện Hoạt động 5: Thực hành đo cường độ dòng điện ( 12 phút ) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng A GV: trong sơ đồ mạch điện thì ampe kế được kí hiệu như sau GV: Theo sơ đồ mạch điện hình 24.3 thì cực dương của ampe kế nối với cực dương của nguồn, cực âm của ampe kế nối với đèn. Cô mời một em lên vẽ sơ đồ mạch điện hình24.3 HS: Lên bảng vẽ GV: Trước khi tiến hành thí nghiệm các em hãy lưu ý những điều sau đây: 1. Ước lượng giá trị cường độ dòng điện cần đo. 2. Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp. 3. Kiểm tra,điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0. 4. Mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực dương (+) của nguồn điện ( không mắc trực tiếp hai chốt ampe kế vào hai cực của nguồn điện). 5. Khi kim của ampe kế đứng cân bằng mới đọc giá trị GV: Cô đã chuẩn bị cho các nhóm dụng cụ thí nghiệm. Các em hãy tiến hành thí nghiệm theo các bước sau và hoàn thành phiếu học tập số 2 HS: Tiến hành thí nghiệm, hoàn thành phiếu học tập GV: Hãy rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn? HS: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng. GV: Nhận xét kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét. Mặc dù cùng sử dụng dụng cụ như nhau nhưng trong quá trình đo sẽ có sai số của dụng cụ đo, khi đọc kết quả. Chính vì vậy khi sử dụng đèn hay thiết bị tiêu thụ điện khác để mắc vào mạch điện và đo cường độ dòng điện thì các em nên tìm hiểu giới hạn dòng điện chạy qua các thiết bị đó để lựa chọn ampe kế có giá trị đo phù hợp và mắc bộ nguồn thích hợp. Các em tham khảo bảng sau đây. GV: Ngoài sơ đồ mạch điện trên còn các sơ đồ mà ampe kế ở các vị trí khác trong mạch điện. Như vậy, khi ampe kế không nối trực tiếp với nguồn điện, để biết được ampe kế đã mắc đúng chưa chưa thì lúc đó ta có thể coi bóng đèn, khóa K như một dây dẫn điện và xem cực dương của ampe kế có mắc với cực dương của nguồn hay không. III. Đo cường độ dòng điện 1. Sơ đồ mạch điện - Kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện: A - Sơ đồ mạch điện: + - K + A - Hoạt động 6: Củng cố kiến thức , vận dụng và hướng dẫn về nhà ( 7 phút ) Hoạt động của giáo viên Nội dung ghi bảng GV: Bài hôm nay các em đã được học về khái niệm cường độ dòng điện là đặc trưng cho mức độ mạnh yếu của dòng điện. Biết được ampe kế là dụng cụ đo dòng điện. Và muốn đo được dòng điện trong mạch thì em phải mắc ampe kế nối tiếp vào mạch sao cho cực dương của ampe kế mắc với cực dương của nguồn HS: Lắng nghe và tiếp nhận thông tin GV: Mời một em phát biểu to rõ ràng phần ghi nhớ SGK HS: Thực hiện yêu cầu GV: Để khắc sâu kiến thức của bài học hôm nay cô có một số bài tập, các em hãy vận dụng kiến thức và làm câu C3, C4, C5 SGK/68 HS: Làm bài tập GV: Dặn dò hướng dẫn về nhà ôn tập IV. Vận dụng Nhóm…… Phiếu học tập số 1 Quan sát ampe kế, hãy cho biết trên mặt ampe kế có những bộ phận và kí hiệu nào? Ý nghĩa của chúng? Hoàn thành bảng dưới đây GHĐ ĐCNN Thang đo 1 Thang đo 2 Nhóm…… Phiếu học tập số 2 1. Hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm - Bước 1: Lắp các dụng cụ thí nghiệm theo sơ đồ hình 24.3 SGK, chú ý khóa K mở - Bước 2: Kiểm tra và điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0 - Bước 3: Đóng khóa K quan sát độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế - Bước 4: Ngắt khóa K, mắc thêm (bớt) nguồn điện, đóng khóa K 2. Ghi kết quả vào bảng sau: Nguồn điện Cường độ dòng điện Độ sáng của đèn
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo