Tấm lòng vàng - Chương 3: Lúc vẻ vang (Nguyễn Công Hoan)
Phương Như | Chat Online | |
13/07/2019 11:33:21 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
57 lượt xem
- * Tấm lòng vàng - Chương 4: Phân vân (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Tấm lòng vàng - Chương 5: Hối hận (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Tấm lòng vàng - Chương 2: Ai? (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Tấm lòng vàng - Chương 1: Vua Zero (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
Đức run run, cất bạc vào túi. Từ thuở bé, Đức có món tiền to thế này là lần đầu. Ngẫm nghĩ, Đức đoán già là chính bà cả Tài đã lừa cho Đức thổi lửa ở dưới bếp, mà gài ba đồng bạc vào sách rồi muốn giữ kín, bà vờ đi chơi.
Đức cố rồi dò cho ra ai là vị ân nhân này.
Từ lúc ấy, Đức dận cối rất nhanh nhẩu, quên cả mệt. Đức học bài cũng chóng thuộc quá, chẳng bù với mọi lần, càng bận việc, càng lo học, thì không tài nào nhớ được một chữ.
Một lúc lâu có tiếng bà chủ gọi ở bên kia hàng rào:
- Đức! Mày chết ở bên ấy hay sao mà không về thế?
Đức cười thầm, đáp:
- Dạ, con đây. Con chờ bà cả, rồi con về.
- Thôi, nửa đêm rồi. Mau lên, nỡm ạ.
Nghe cái giọng thc thé, Đức lại tưởng tượng đến bộ mặt cay nghiệt của bà chủ mà sợ. Vừa chưa kịp trả lời, Đức đã thấy bà cả Tài về, vì vội vã giục Đức:
- Thôi, anh về đi. Ở ngoài đường, tôi cũng nghe thấy tiếng bà ấy gọi anh đấy.
Đức ngần ngừ, toan nói chuyện món tiền khi nãy:
- Bà ạ.
Bà cả Tài lại giục:
- Thôi, mai hãy hay. Mai tôi lại nói với bà ấy nhờ anh sang đây nhé.
- Vâng. Cháu đội ơn bà nhiều.
Dứt lời, Đức lật đật chạy về.
Bà Phó thấy Đức thì hầm hầm xỉa xói vào mặt mà mắng:
- Chà ở bên ấy được chơi mà, mày chỉ biết ăn hại thôi.
Nói xong, bà giơ thẳng tay, phát vào lưng Đức một cái rõ mạnh. Đức rúi, suýt ngã.
Đức câm như hến, không dám nói đi nói lại nửa lời. Bà chủ càng tức:
- Làm sao trong bếp mày để trấu bừa bãi ra thế kia? Muốn sống thì xuống mà quét đi không?
Đức lừng lững xuống bếp. Thấy thằng khốn nạn bao giờ bị mắng cũng gan góc, bà Phó còn quát theo một câu:
- Mặt thì sì sì ra! Ai người ta cũng phải tởm.
Lần này bị diếc móc, Đức không tủi thân tí nào, vẫn vui vẻ như thường. Đức thu dọn xong, rồi lên nhà trên. Thấy bà chủ vẫn còn đầy vẻ giận dữ, Đức mon men lại gần, tay móc túi lấy tiền, miệng tủm tỉm cười, nói:
- Thưa bà...
Bà chủ vội nghiến răng, đáp:
- Thưa với bẩm gì? Mày đừng khéo vờ. Đi mà ngủ...
- Thưa bà, con nộp bà...
Bà chủ vẫn quát:
- Nộp gì?
Đức thò giấy bạc ra, vẫn nhếch mép cười, nói tiếp:
- Thưa bà, tiền cơm.
Bà chủ cúi trông tay Đức, rồi trố mắt lên mà nhìn. Khi không còn ngờ gì nữa, bà vội đổi ngay ra nét mặt tươi cười, vui vẻ, và dịu dàng hỏi:
- Kìa, anh trả tiền cơm tôi đấy à?
Đức hả dạ, khẽ đáp:
- Vâng.
Nói xong, Đức đưa mắt nhìn nét mặt đáng khinh của bà chủ. Bà chủ âu yếm hỏi:
- Ai gửi cho anh tiền thế?
- Thưa bà... Thưa bà...
Đức ấp úng, nghẹn lời, bởi vì chưa biết đáp thế nào cho có lý được. Bà chủ lại hỏi dồn:
- U anh gửi cho anh có phải không?
Sẵn câu ấy, Đức cứ nói:
- Vâng.
- Hà! Hà! Thế sao anh không mời u anh vào chơi với tôi một tí? Thế u anh qua đây lúc nào?
- Thưa bà, u con gửi dì con.
- Thế bà ấy đâu? Để tôi mời bà ấy ngủ chơi đằng này với tôi cho vui.
- Cảm ơn bà, dì con vội, lại đi ngay từ chiều.
- Lần sau, anh nhớ mời bà ấy ở lại ăn cơm nhé.
- Vâng.
Rồi nói giọng dỗ dành, bà chủ hỏi:
- Thế còn mấy tháng cơm nữa, bà có hẹn bao giờ đưa tôi nốt không?
- Thưa bà, u cháu khất bà ít lâu nũa.
- Thôi được. À, tối nay có rét thì lên mà ngủ với ông cho ấm nhé.
Đức sung sướng, đáp:
- Vâng.
Bà chủ vuốt ve tóc Đức, nói:
- Thắp đèn lên mà học nhé.
- Vâng.
Từ lúc ấy, bà không nhìn Đức bằng đôi mắt khoằm khoặm nữa. Bà bỗng tử tế lạ lùng.
Rồi bà tử tế hơn nữa kia. Từ hôm sau, bà nuôi một thằng nhỏ, để hầu hạ thay cho Đức. Mà cứ tối tối bà tự tay thắp đèn cho Đức học. Thỉnh thoảng, bà lại quên hẳn chuyện trước mà khuyên rằng:
- Phải chăm mà học mới được, anh ạ. Lúc bé, nếu không chịu vất vả một tí, thì lúc lớn sẽ thấy vất vả bằng mười. Vặn đèn to lên mà học chứ. Để bé thế này hại mắt anh ạ.
Tấm lòng của bà chủ thế nào, Đức hiểu hết. Song Đức không muốn nói ra, vì dù thế nào mặc dầu, Đức cũng phải biết ơn bà ấy. Bà ấy đã cho Đức ăn chịu mấy tháng để có chỗ mà học.
Vả lại Đức, nào đã khỏi được nỗi lo! Tháng sau, Đức lấy gì mà đưa bà chủ? Người nào đó, vì tử tế mà cho tiền, bất quá một lần là cùng. Chứ ai phí của lại làm phúc kín đáo như thế mãi được.
Ra trường, Đức hớn hở vui đùa. Anh em bạn chế nhạo, Đức chỉ đáp lại bằng nụ cười mỉm. Nhiều anh thách Đức đọc bài thi, Đức chỉ lắc đầu, vờ không thuộc, hoặc làm bộ ấp úng, để các bạn cười ồ.
Nhưng khi vào lớp, cả từ thầy cho đến bạn, ai cũng phải ngạc nhiên vì Đức đọc trơn một cách không ngờ. Anh em thì thào:
- Hôm nay trời đi vắng.
Thầy cũng tủm tỉm khen:
- Nếu bận sau, anh cứ làm việc chăm chỉ, thì anh sẽ không đóng vai hề như mọi ngày nữa.
Đức hớn hở về chỗ ngồi, như người đã trả được mối thù lớn vậy.
Trước, bà chủ hay hành hạ, thầy giáo bắt đầu ghét bỏ, anh em bạn quen thói bắt nạt. Nay tự nhiên mọi người đều xử với Đức khác hẳn lại. Không ai dám khinh Đức nữa. Đức thấy vì chăm chỉ mà được sung sướng như thế nên càng ham học.
Bà chủ rất chiều chuộng Đức. Mãi đến hôm thứ sáu, thấy Đức khêu đèn to để học khuya, bà mới ngọt ngào bảo:
- Thôi đi ngủ, anh ạ. Tôi chói mắt quá.
Biết ý, Đức vặn bé ngọn đèn lại, và mắt nhìn vào chữ mà bụng để đi đâu ấy, Đức lo.
Anh em bạn hay lại chơi với Đức lắm.
Nhất là những người lười và kém, thì càng thích làm thân với Đức, để một vài khi hỏi han, hoặc mượn sách chép bài tính.
Thôi thì, lúc giờ ra chơi, anh Tam bao giờ mua quít cũng không quên mời Đức một nửa. Anh Thi có cãi nhau với anh Phúc, thì tất nhiên phải dùng Đức để làm quan tòa. Đức thật là danh giá.
Cuối tuần lễ ấy, cộng nốt, Đức ngồi vọt lên thứ tư.
Cuối tuần lễ sau, Đức nhảy lên ngồi đầu.
Rồi Đức ngồi đầu mãi. Chẳng anh nào đè nổi Đức bài thi nào cả.
Thành ra Đức lại truyền ngôi vua Zéro cho anh khác.
Một hôm, thầy giáo lấy Đức làm thí dụ để khuyên bảo các anh em trong cả trường.
Cho nên ở trường, hễ nói đến tên Đức thì ai cũng hiểu nghĩa là thông minh, chăm chỉ và ngoan ngoãn. Đến nỗi chữ Đức rồi thành ra tiếng thông thường đủ các nghĩa hay, chứ không phải tên riêng của người nữa.
Anh Đăng khen bạn:
- Anh chăm học như thế, thì đến đức mất thôi.
Anh Lê khoe:
- Bài này tôi làm cẩn thận, chắc đức lắm.
Vậy mà Đức không kiêu ngạo tí nào.
Được thầy yêu, bạn quý, Đức càng cố gắng.
Đức thường can răn các bạn lười biếng, và một lòng kính trọng thầy.
Nhưng được độ ngót một tháng, Đức lại bắt đầu lo. Cứ buổi tối, học xong, trước khi đi ngủ, Đức hay sực nghĩ ngợi về món trả tiền cơm trọ.
Bà chủ đã nhắc nhỏm:
- Bao giờ u anh đến, anh mời lại chơi nhé.
Nghe câu nói, Đức động lòng thương mẹ, lại tủi phận mồ côi. Cuối tháng này mà không có tiền, chắc bà chủ lại đối với Đức như trước, nghĩa là Đức lại phải thay chân thằng nhỏ. Đức sẽ không có thì giờ mà học như bây giờ. Rồi bà chủ lại hành hạ. Rồi thầy lại ghét. Rồi bạn lại khinh.
Đức đã cố dò xem ai có bụng tốt cho ba đồng bạc, nhưng không tài nào biết được.
Bà cả Tài bên hàng xóm, mà trước Đức đoán là ân nhân, thì đích là không phải rồi. Vì ngay hôm sau, bà ấy kêu mất con dao bài, và cứ đổ riệt cho Đức, bắt Đức thề sống thề chết. May có bà chủ bênh vực, nếu không, như mọi bận, hai bà về hùa mà đổ riệt cho Đức là ăn cắp. Chính đến nay, bà ấy vẫn ngờ Đức và ghét Đức lắm. Một hôm ở trong buồng, Đức nghe rõ bà cả Tài xui bà chủ:
- Bà cũng phúc đức rỏm lắm. Hơi đâu mà nuôi báo cô nó mãi. Rồi nó lấy xác nó ra mà trả bà à?
Nghe đến câu ấy, bây giờ Đức càng thấy sợ. Nếu Đức muốn ngày sau nên người, thì còn phải theo đuổi sự học, muốn theo đuổi sự học, trước hết phải lo món tiền ăn. Vậy lấy đâu mà trả trọ?
Hôm cuối tháng, trước khi đi chợ, bà chủ gọi Đức và dặn:
- Hễ ở nhà anh có ai đến, thì cố giữ lại chơi với tôi nhé.
Đức vâng, nhưng bồn chồn cả người, lo lắng quá.
Quẩn quanh, Đức quyết đến chiều, lại khít với bà chủ vậy. Hoặc nếu bà chủ có đuổi thằng nhỏ đi, mà bắt Đức thay nó, Đức cũng đành lòng chứ biết làm thế nào! Nếu cùng lắm, Đức thú thực tình cảnh, xin bà thương tỉnh, vừa làm con nuôi, vừa làm đứa ở, đổi công việc lấy bát cơm để lấy chỗ mà học vậy.
Buổi giờ ra chơi, Đức bơ phờ, buồn bã. Anh em bạn vui vẻ chuyện trò nhưng Đức cứ đứng thần người ra góc trường.
Lúc nào cũng vậy, Đức ngồi khoanh tay nhìn vào sách, nhưng trí vẩn vơ.
Đức trông thấy ngày mai. Cái ngày mai ác tợn, nó biết cầm roi, nó biết phạt quỳ, nó biết chế nhạo.
Buổi chiều, bà chủ lạt lẽo, hỏi:
- Sao? Anh Đức? Thế hôm nay không có ai đến thăm anh à?
Bẽn lẽn, Đức đáp khẽ:
- Vâng.
Rồi không nói gì, Đức và vội mấy bát cơm và len lét đứng dậy. Đức thấy bà chủ gọi thằng nhỏ lên, mắng gắt rầm rĩ, và đánh nó đau quá. Đức nghe thấy toàn những câu nói cạnh để dọa nạt mình.
Đức thương thằng nhỏ phải đòn oan mà thở dài, Đức muốn khóc quá.
Đến tối, Đức biết thân; vặn nhỏ cái đèn con để học, thì bà chủ đã ngắm nguýt và lườm một cái đến dài, rồi nói:
- Chả biết ngày sau có nên vương nên tướng gì hay không?
Đức lủi thủi lấy vở, chống tay ôm trán, thong thả giở từng tờ một cách chán nản. Nhưng mà... đến tờ có bài học ngày hôm sau, thì lạ quá, Đức rú lên: ba tờ bạc giấy lại gài chéo vào sách như bận trước! Như bận trước, Đức cũng không chiêm bao! Đức sửng sốt cả người, rơm rớm nước mắt...
Đức cố rồi dò cho ra ai là vị ân nhân này.
Từ lúc ấy, Đức dận cối rất nhanh nhẩu, quên cả mệt. Đức học bài cũng chóng thuộc quá, chẳng bù với mọi lần, càng bận việc, càng lo học, thì không tài nào nhớ được một chữ.
Một lúc lâu có tiếng bà chủ gọi ở bên kia hàng rào:
- Đức! Mày chết ở bên ấy hay sao mà không về thế?
Đức cười thầm, đáp:
- Dạ, con đây. Con chờ bà cả, rồi con về.
- Thôi, nửa đêm rồi. Mau lên, nỡm ạ.
Nghe cái giọng thc thé, Đức lại tưởng tượng đến bộ mặt cay nghiệt của bà chủ mà sợ. Vừa chưa kịp trả lời, Đức đã thấy bà cả Tài về, vì vội vã giục Đức:
- Thôi, anh về đi. Ở ngoài đường, tôi cũng nghe thấy tiếng bà ấy gọi anh đấy.
Đức ngần ngừ, toan nói chuyện món tiền khi nãy:
- Bà ạ.
Bà cả Tài lại giục:
- Thôi, mai hãy hay. Mai tôi lại nói với bà ấy nhờ anh sang đây nhé.
- Vâng. Cháu đội ơn bà nhiều.
Dứt lời, Đức lật đật chạy về.
Bà Phó thấy Đức thì hầm hầm xỉa xói vào mặt mà mắng:
- Chà ở bên ấy được chơi mà, mày chỉ biết ăn hại thôi.
Nói xong, bà giơ thẳng tay, phát vào lưng Đức một cái rõ mạnh. Đức rúi, suýt ngã.
Đức câm như hến, không dám nói đi nói lại nửa lời. Bà chủ càng tức:
- Làm sao trong bếp mày để trấu bừa bãi ra thế kia? Muốn sống thì xuống mà quét đi không?
Đức lừng lững xuống bếp. Thấy thằng khốn nạn bao giờ bị mắng cũng gan góc, bà Phó còn quát theo một câu:
- Mặt thì sì sì ra! Ai người ta cũng phải tởm.
Lần này bị diếc móc, Đức không tủi thân tí nào, vẫn vui vẻ như thường. Đức thu dọn xong, rồi lên nhà trên. Thấy bà chủ vẫn còn đầy vẻ giận dữ, Đức mon men lại gần, tay móc túi lấy tiền, miệng tủm tỉm cười, nói:
- Thưa bà...
Bà chủ vội nghiến răng, đáp:
- Thưa với bẩm gì? Mày đừng khéo vờ. Đi mà ngủ...
- Thưa bà, con nộp bà...
Bà chủ vẫn quát:
- Nộp gì?
Đức thò giấy bạc ra, vẫn nhếch mép cười, nói tiếp:
- Thưa bà, tiền cơm.
Bà chủ cúi trông tay Đức, rồi trố mắt lên mà nhìn. Khi không còn ngờ gì nữa, bà vội đổi ngay ra nét mặt tươi cười, vui vẻ, và dịu dàng hỏi:
- Kìa, anh trả tiền cơm tôi đấy à?
Đức hả dạ, khẽ đáp:
- Vâng.
Nói xong, Đức đưa mắt nhìn nét mặt đáng khinh của bà chủ. Bà chủ âu yếm hỏi:
- Ai gửi cho anh tiền thế?
- Thưa bà... Thưa bà...
Đức ấp úng, nghẹn lời, bởi vì chưa biết đáp thế nào cho có lý được. Bà chủ lại hỏi dồn:
- U anh gửi cho anh có phải không?
Sẵn câu ấy, Đức cứ nói:
- Vâng.
- Hà! Hà! Thế sao anh không mời u anh vào chơi với tôi một tí? Thế u anh qua đây lúc nào?
- Thưa bà, u con gửi dì con.
- Thế bà ấy đâu? Để tôi mời bà ấy ngủ chơi đằng này với tôi cho vui.
- Cảm ơn bà, dì con vội, lại đi ngay từ chiều.
- Lần sau, anh nhớ mời bà ấy ở lại ăn cơm nhé.
- Vâng.
Rồi nói giọng dỗ dành, bà chủ hỏi:
- Thế còn mấy tháng cơm nữa, bà có hẹn bao giờ đưa tôi nốt không?
- Thưa bà, u cháu khất bà ít lâu nũa.
- Thôi được. À, tối nay có rét thì lên mà ngủ với ông cho ấm nhé.
Đức sung sướng, đáp:
- Vâng.
Bà chủ vuốt ve tóc Đức, nói:
- Thắp đèn lên mà học nhé.
- Vâng.
Từ lúc ấy, bà không nhìn Đức bằng đôi mắt khoằm khoặm nữa. Bà bỗng tử tế lạ lùng.
Rồi bà tử tế hơn nữa kia. Từ hôm sau, bà nuôi một thằng nhỏ, để hầu hạ thay cho Đức. Mà cứ tối tối bà tự tay thắp đèn cho Đức học. Thỉnh thoảng, bà lại quên hẳn chuyện trước mà khuyên rằng:
- Phải chăm mà học mới được, anh ạ. Lúc bé, nếu không chịu vất vả một tí, thì lúc lớn sẽ thấy vất vả bằng mười. Vặn đèn to lên mà học chứ. Để bé thế này hại mắt anh ạ.
Tấm lòng của bà chủ thế nào, Đức hiểu hết. Song Đức không muốn nói ra, vì dù thế nào mặc dầu, Đức cũng phải biết ơn bà ấy. Bà ấy đã cho Đức ăn chịu mấy tháng để có chỗ mà học.
Vả lại Đức, nào đã khỏi được nỗi lo! Tháng sau, Đức lấy gì mà đưa bà chủ? Người nào đó, vì tử tế mà cho tiền, bất quá một lần là cùng. Chứ ai phí của lại làm phúc kín đáo như thế mãi được.
Ra trường, Đức hớn hở vui đùa. Anh em bạn chế nhạo, Đức chỉ đáp lại bằng nụ cười mỉm. Nhiều anh thách Đức đọc bài thi, Đức chỉ lắc đầu, vờ không thuộc, hoặc làm bộ ấp úng, để các bạn cười ồ.
Nhưng khi vào lớp, cả từ thầy cho đến bạn, ai cũng phải ngạc nhiên vì Đức đọc trơn một cách không ngờ. Anh em thì thào:
- Hôm nay trời đi vắng.
Thầy cũng tủm tỉm khen:
- Nếu bận sau, anh cứ làm việc chăm chỉ, thì anh sẽ không đóng vai hề như mọi ngày nữa.
Đức hớn hở về chỗ ngồi, như người đã trả được mối thù lớn vậy.
Trước, bà chủ hay hành hạ, thầy giáo bắt đầu ghét bỏ, anh em bạn quen thói bắt nạt. Nay tự nhiên mọi người đều xử với Đức khác hẳn lại. Không ai dám khinh Đức nữa. Đức thấy vì chăm chỉ mà được sung sướng như thế nên càng ham học.
Bà chủ rất chiều chuộng Đức. Mãi đến hôm thứ sáu, thấy Đức khêu đèn to để học khuya, bà mới ngọt ngào bảo:
- Thôi đi ngủ, anh ạ. Tôi chói mắt quá.
Biết ý, Đức vặn bé ngọn đèn lại, và mắt nhìn vào chữ mà bụng để đi đâu ấy, Đức lo.
Anh em bạn hay lại chơi với Đức lắm.
Nhất là những người lười và kém, thì càng thích làm thân với Đức, để một vài khi hỏi han, hoặc mượn sách chép bài tính.
Thôi thì, lúc giờ ra chơi, anh Tam bao giờ mua quít cũng không quên mời Đức một nửa. Anh Thi có cãi nhau với anh Phúc, thì tất nhiên phải dùng Đức để làm quan tòa. Đức thật là danh giá.
Cuối tuần lễ ấy, cộng nốt, Đức ngồi vọt lên thứ tư.
Cuối tuần lễ sau, Đức nhảy lên ngồi đầu.
Rồi Đức ngồi đầu mãi. Chẳng anh nào đè nổi Đức bài thi nào cả.
Thành ra Đức lại truyền ngôi vua Zéro cho anh khác.
Một hôm, thầy giáo lấy Đức làm thí dụ để khuyên bảo các anh em trong cả trường.
Cho nên ở trường, hễ nói đến tên Đức thì ai cũng hiểu nghĩa là thông minh, chăm chỉ và ngoan ngoãn. Đến nỗi chữ Đức rồi thành ra tiếng thông thường đủ các nghĩa hay, chứ không phải tên riêng của người nữa.
Anh Đăng khen bạn:
- Anh chăm học như thế, thì đến đức mất thôi.
Anh Lê khoe:
- Bài này tôi làm cẩn thận, chắc đức lắm.
Vậy mà Đức không kiêu ngạo tí nào.
Được thầy yêu, bạn quý, Đức càng cố gắng.
Đức thường can răn các bạn lười biếng, và một lòng kính trọng thầy.
Nhưng được độ ngót một tháng, Đức lại bắt đầu lo. Cứ buổi tối, học xong, trước khi đi ngủ, Đức hay sực nghĩ ngợi về món trả tiền cơm trọ.
Bà chủ đã nhắc nhỏm:
- Bao giờ u anh đến, anh mời lại chơi nhé.
Nghe câu nói, Đức động lòng thương mẹ, lại tủi phận mồ côi. Cuối tháng này mà không có tiền, chắc bà chủ lại đối với Đức như trước, nghĩa là Đức lại phải thay chân thằng nhỏ. Đức sẽ không có thì giờ mà học như bây giờ. Rồi bà chủ lại hành hạ. Rồi thầy lại ghét. Rồi bạn lại khinh.
Đức đã cố dò xem ai có bụng tốt cho ba đồng bạc, nhưng không tài nào biết được.
Bà cả Tài bên hàng xóm, mà trước Đức đoán là ân nhân, thì đích là không phải rồi. Vì ngay hôm sau, bà ấy kêu mất con dao bài, và cứ đổ riệt cho Đức, bắt Đức thề sống thề chết. May có bà chủ bênh vực, nếu không, như mọi bận, hai bà về hùa mà đổ riệt cho Đức là ăn cắp. Chính đến nay, bà ấy vẫn ngờ Đức và ghét Đức lắm. Một hôm ở trong buồng, Đức nghe rõ bà cả Tài xui bà chủ:
- Bà cũng phúc đức rỏm lắm. Hơi đâu mà nuôi báo cô nó mãi. Rồi nó lấy xác nó ra mà trả bà à?
Nghe đến câu ấy, bây giờ Đức càng thấy sợ. Nếu Đức muốn ngày sau nên người, thì còn phải theo đuổi sự học, muốn theo đuổi sự học, trước hết phải lo món tiền ăn. Vậy lấy đâu mà trả trọ?
Hôm cuối tháng, trước khi đi chợ, bà chủ gọi Đức và dặn:
- Hễ ở nhà anh có ai đến, thì cố giữ lại chơi với tôi nhé.
Đức vâng, nhưng bồn chồn cả người, lo lắng quá.
Quẩn quanh, Đức quyết đến chiều, lại khít với bà chủ vậy. Hoặc nếu bà chủ có đuổi thằng nhỏ đi, mà bắt Đức thay nó, Đức cũng đành lòng chứ biết làm thế nào! Nếu cùng lắm, Đức thú thực tình cảnh, xin bà thương tỉnh, vừa làm con nuôi, vừa làm đứa ở, đổi công việc lấy bát cơm để lấy chỗ mà học vậy.
Buổi giờ ra chơi, Đức bơ phờ, buồn bã. Anh em bạn vui vẻ chuyện trò nhưng Đức cứ đứng thần người ra góc trường.
Lúc nào cũng vậy, Đức ngồi khoanh tay nhìn vào sách, nhưng trí vẩn vơ.
Đức trông thấy ngày mai. Cái ngày mai ác tợn, nó biết cầm roi, nó biết phạt quỳ, nó biết chế nhạo.
Buổi chiều, bà chủ lạt lẽo, hỏi:
- Sao? Anh Đức? Thế hôm nay không có ai đến thăm anh à?
Bẽn lẽn, Đức đáp khẽ:
- Vâng.
Rồi không nói gì, Đức và vội mấy bát cơm và len lét đứng dậy. Đức thấy bà chủ gọi thằng nhỏ lên, mắng gắt rầm rĩ, và đánh nó đau quá. Đức nghe thấy toàn những câu nói cạnh để dọa nạt mình.
Đức thương thằng nhỏ phải đòn oan mà thở dài, Đức muốn khóc quá.
Đến tối, Đức biết thân; vặn nhỏ cái đèn con để học, thì bà chủ đã ngắm nguýt và lườm một cái đến dài, rồi nói:
- Chả biết ngày sau có nên vương nên tướng gì hay không?
Đức lủi thủi lấy vở, chống tay ôm trán, thong thả giở từng tờ một cách chán nản. Nhưng mà... đến tờ có bài học ngày hôm sau, thì lạ quá, Đức rú lên: ba tờ bạc giấy lại gài chéo vào sách như bận trước! Như bận trước, Đức cũng không chiêm bao! Đức sửng sốt cả người, rơm rớm nước mắt...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Tấm lòng vàng - Chương 3: Lúc vẻ vang (Nguyễn Công Hoan),Tấm lòng vàng - Chương 3: Lúc vẻ vang,Nguyễn Công Hoan
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!