Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn

Một võ tướng, một văn quan, Bị vây thà chết không hàng mới trung, Bình thuốc độc, ngọn lửa hồng, Thành xưa ghi dấu anh hùng còn đây - Là ai?

Biết Tuốt | Chat Online
24/04/2016 16:12:17
1.701 lượt xem
Trả lời (1)
NoName.1965
24/04/2016 16:15:54
Ngô Tùng Châu hay Ngô Tòng Chu (? - 1801) là công thần thời chúa Nguyễn Phúc Ánh.

Cùng với Võ Tánh, ông đã ra sức cố thủ thành Bình Định trong nhiều tháng dài, cầm chân được đội quân hùng mạnh của đối phương, tạo cơ hội cho chúa Nguyễn đánh chiếm được kinh đô Phú Xuân của nhà Tây Sơn.

Thân thế & sự nghiệp
Ngô Tùng Châu (吳從周), người huyện thôn Thái Thuận, xã Cát Tài,huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Năm 1764 lúc ông mới 12 tuổi theo cha là Ngô Tùng Trang vào sống ở Vùng Gò Công, nay thuộc xóm Thủ, xã Bình Tân Huyện Gò Công Tây (do tôn kính Cha ông và ông đến đây sinh sống và dạy học nên người dân nơi đây đặt tên là xóm Ông Thủ đọc tắt là xónm Thủ) Gia Định thời gian nào chưa biết chính xác (1783 - 1788 cùng thời gian này Đức Quận Công Võ Tánh cũng tụ tập nhân mã tại vùng Gò Công (xóm Gò tre, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang nơi có miếu thờ Quận Công Võ Tánh) để giúp dân phòng thủ các mối nguy hiểm vùng đất mới khai phá, sau này theo chúa Nguyễn lập nghiệp), chỉ biết sau khi Tây Sơn khởi nghĩa và Võ Trường Toản (? - 1792) tìm nơi "ở ẩn, mở trường dạy học, học trò kể có mấy trăm. Ngô Tùng Châu là môn sinh cao đệ nhất".

Làm quan ở Gia Định
Biết tài năng và đức độ, chúa Nguyễn Phúc Ánh cho Ngô Tùng Châu làm Chế các ở Viện Hàn lâm. Rồi ông cùng với Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Hoàng Minh Khánh và chín người nữa, được cử làm Điền tuấn quan để coi việc đốc sức dân khai khẩn ruộng đất ở Gia Định.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu viết:
Nổi tiếng nhất đương thời là nhóm Gia Định tam gia, gồm ba nhân vật lỗi lạc là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tịnh. Sự thực, Ngô Tùng Châu cũng là tay văn học kiệt suất, tiếc rằng chết sớm, nên đời sau ít nói tới. Là học trò đầu hạng của Võ Trường Toản, ông rất được Nguyễn Phúc Ánh phục tài và tin dùng. Bởi vậy, sau khi được thăng chức Tham tri bộ Lễ, ông còn được cử làm phụ đạo dạy Đông cung Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh) mà lâu nay do thầy Bá Đa Lộc kèm dạy, Ngô Tùng Châu đã nhận lấy và làm tròn một việc khó khăn tế nhị. Ngô Tùng Châu học hành thuần chánh, "hết lòng can răn, Đông cung lễ trọng lắm".

Cố thủ thành Bình Định
Năm Kỷ Mùi 1799, Ngô Tùng Châu theo chúa Nguyễn đem quân ra phía Bắc đánh nhau với quân Tây Sơn.

Đến tháng năm, quân của chúa Nguyễn đến vây thành Quy Nhơn. Vua Cảnh Thịnh bèn sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem binh vào cứu nhưng mới đến Quảng Nghĩa thì bị đánh bại. Quan trấn thủ là Lê Văn Thanh thấy viện binh đến không được, mà lương thực ở trong thành hết cả, bèn cùng các tướng mở cửa ra hàng. Chúa Nguyễn đem quân vào thành, cho đổi tên là thành Bình Định, rồi giao cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn giữ.

Đến tháng giêng năm Canh Thân (1800), quân của Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đến vây thành Bình Định. Võ Tánh cùng Ngô Tùng Châu cố lo phòng thủ, không ra đánh. Hay tin, chúa Nguyễn liền đem đại binh ra, nhưng vì quân bộ và quân thủy không phối hợp với nhau được, nên việc giải cứu không thành.

Đến tháng giêng năm Tân Dậu (1801), sau khi đốt được gần hết thủy trại cùng tàu thuyền của Tây Sơn ở cửa Thị Nại, khiến tướng Vũ Văn Dũng bỏ vùng biển chiến lược này về hợp binh với Trần Quang Diệu, thì thành Bình Định càng bị vây ngặt.

Liệu không thể đánh phá được, chúa Nguyễn cho người lẻn vào thành bảo Võ Tánh và Ngô Tùng Châu bỏ thành mà ra. Nhưng Võ Tánh phúc thư lại rằng: ...quân tinh binh của Tây Sơn ở cả Quy Nhơn, vậy xin đừng lo việc giải vây vội, hãy nên kíp ra đánh lấy Phú Xuân thì hơn.

Quyên sinh
Nghe lời Võ Tánh, chúa Nguyễn dẫn đại quân tiến đánh và thu phục được Phú Xuân vào ngày mùng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (15 tháng 6 năm 1801).

Nhận được tin dữ, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cử quân ra cứu nhưng bị quân của Lê Văn Duyệt đánh chặn phải lui về, nên càng đốc quân đánh gấp cốt chiếm cho được thành Bình Định.

Hoàng Việt hưng long chí kể:
Trong thành hết sạch lương ăn, Võ Tánh cho quân sĩ làm thịt voi ngựa mà ăn. Có người khuyên mở đường máu vượt vòng vây mà ra, nhưng Tánh thấy quân sĩ đều đã đói, không muốn đánh liều. Lại bí mật đưa thư hẹn với Nguyễn Văn Thành ban đêm đem quân tới đồn Phú Quý để đón người trong thành trốn ra. Nhưng điểm lại trong hàng tướng hiệu thiếu một viên vệ úy, Võ Tánh bàn với Ngô Tòng Chu bỏ không thực hiện vì sợ kế hoạch đã bị tiết lộ. Rồi Võ Tánh sai quân sĩ lấy củi khô đem chất đống trước lầu Bát Giác, đặt thuốc dẫn hỏa lên trên, rồi bảo với các tướng rằng:...Ta không muốn cho quân giặc nhìn mặt, ta chết với lửa !
Nói đoạn, Võ Tánh sai người ra trao cho tướng Trần Quang Diệu một bức thư có câu: Phận ta là chủ tướng, đành một chết với cờ. Còn như quân sĩ không tội tình gì, xin chớ nên giết hại. Biết Võ Tánh đã quyết hy sinh, sách trên kể tiếp:
Ngô Tòng Chu trở về mặc triều phục chỉnh tề, vái vọng về phía kinh đô Phú Xuân, đọc một bài thơ [..]. Đọc xong bài thơ, Ngô ngửa cổ uống cạn chén thuốc độc. Võ Tánh nghe tin báo, đau buồn nói: Thế là Ngô quân đã đi trước ta rồi...Nói đoạn đi ngay đến công dinh của Ngô Tòng Chu, lo việc khâm liệm mai táng...Việc đó xảy ra ngày 25 tháng 5 năm Tân Dậu (ngày 5 tháng 7 năm 1801).

Ghi công
Năm đầu Gia Long (1802), truy tặng Ngô Tùng Châu là Tán trị công thần đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Trụ quốc Thái sư, tước Châu Quận Công thụy là Trung Ý. Cho xây lăng mộ để tưởng nhớ công lao và cho lấy lầu Bát Giác (nơi Võ Tánh tự thiêu) làm nơi hương hỏa cho họ Võ họ Ngô.

Trong bài Văn tế Phò mã Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tòng Chu do Đặng Đức Siêu soạn, được đọc trong lễ truy điệu trọng thể, có đoạn:
Miền biên khổn, hai năm chia sức giặc, vững lòng tôi bao quản thế là nguy;
Cõi Phú Xuân, một trận thét uy trời, nặng việc nước phải lấy mình làm nhẹ.
Sửa mũ áo lạy về Bắc khuyết, đuốc quang minh hun mát tấm trung can;
Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhấp ngon mùi chính khí...
Đến đời Minh Mạng, năm 1831, gia phong là Tá vận công thần, Hiệp tá đại học sĩ, Thiếu sư, Ninh Hòa Quận Công, đổi thụy là Trung Mẫn.

Đường phố
Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1985 có tới 2 con đường mang tên Ngô Tùng Châu. Đường Ngô Tùng Châu của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Lê Thị Riêng ở quận 1; còn đường Ngô Tùng Châu của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Nguyễn Văn Đậu ở quận Phú Nhuận và quận Bình Thạnh. Điều đặc biệt là cả hai con đường mang tên Ngô Tùng Châu này đều bị đổi tên vào cùng ngày 4 tháng 4 năm 1985. Chính vì vậy, khi gia đình nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại vào năm 1978 trên con đường này (thuộc khu vực quận 1) thì lúc đó vẫn còn gọi là đường Ngô Tùng Châu.
0 0
Gửi câu trả lời của bạn tại đây (*):
Có thể trả lời bằng cách gửi hình ảnh (nếu có)

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Đố vui khác:

Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×