Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Tướng Nam chẳng biết phong Vương - Là ai?
Biết Tuốt | Chat Online | |
17/03/2016 02:41:34 |
10.254 lượt xem
Trả lời (2)
NoName.960 | |
17/03/2016 02:42:50 |
Trần Bình Trọng
Trần Bình Trọng (chữ Hán: 陳平仲, 1259 - tháng 2, 1285) là một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa vương (保義王).
Xuất thân
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn, sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Vợ Trần Bình Trọng là Thụy Bảo công chúa (瑞寶公主), con gái của Trần Thái Tông. Công chúa đã có một đời chồng trước là Uy Văn Vương Toại, sau khi Toại mất thì công chúa được gả cho Bình Trọng. Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Từ hoàng thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông.
Sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai. Tuy nhiên, có tài liệu nói cha ông là danh tướng thời Trần Thái Tông là Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần lập công lớn trong cuộc chiến với quân Mông Cổ vào năm 1258, nên được Thái Tông gả Chiêu Thánh công chúa. Trần Bình Trọng có thể là con của Lê Phụ Trần với Lý Chiêu Hoàng. Tuy vậy, đó chỉ là dã sử phỏng đoán.
Trận đánh chiến lược
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt.
Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên. Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và Lưỡng cung (tức Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Anh dũng hy sinh
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:
"Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi".
Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285), còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.
Đánh giá
Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng trung thành với đất nước và Hoàng đế nhà Trần, trở thành một ví dụ điển hình cho lòng anh dũng khẳng khái, được truy phong làm Bảo Nghĩa vương (保義王).
Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Uông Bí,... đều có những đường phố mang tên ông.
Tên Trần Bình Trọng còn được lấy đặt cho nhiều địa danh khác trên khắp Việt Nam.
Trong các tác phẩm văn học
Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn Khải và Phan Kế Bính. Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:
Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.
Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về Trần Bình Trọng và trận đánh của ông.
Trần Bình Trọng (chữ Hán: 陳平仲, 1259 - tháng 2, 1285) là một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa vương (保義王).
Xuất thân
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn, sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Vợ Trần Bình Trọng là Thụy Bảo công chúa (瑞寶公主), con gái của Trần Thái Tông. Công chúa đã có một đời chồng trước là Uy Văn Vương Toại, sau khi Toại mất thì công chúa được gả cho Bình Trọng. Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Từ hoàng thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông.
Sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai. Tuy nhiên, có tài liệu nói cha ông là danh tướng thời Trần Thái Tông là Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần lập công lớn trong cuộc chiến với quân Mông Cổ vào năm 1258, nên được Thái Tông gả Chiêu Thánh công chúa. Trần Bình Trọng có thể là con của Lê Phụ Trần với Lý Chiêu Hoàng. Tuy vậy, đó chỉ là dã sử phỏng đoán.
Trận đánh chiến lược
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt.
Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên. Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và Lưỡng cung (tức Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Anh dũng hy sinh
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:
"Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi".
Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285), còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.
Đánh giá
Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng trung thành với đất nước và Hoàng đế nhà Trần, trở thành một ví dụ điển hình cho lòng anh dũng khẳng khái, được truy phong làm Bảo Nghĩa vương (保義王).
Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Uông Bí,... đều có những đường phố mang tên ông.
Tên Trần Bình Trọng còn được lấy đặt cho nhiều địa danh khác trên khắp Việt Nam.
Trong các tác phẩm văn học
Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn Khải và Phan Kế Bính. Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:
Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.
Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về Trần Bình Trọng và trận đánh của ông.
Quân 5a4 | |
01/05/2019 16:00:04 |
Trần Bình Trọng
Tags: tướng Nam chẳng biết phong vương,câu đố về nhân vật lịch sử,câu đố về Trần Bình Trọng,Trần Bình Trọng
Đố vui khác:
- Cũng là thợ, cũng công nhân, Thế nhưng quần áo lấm lem trong ngoài - Là thợ gì?
- Có cây mà chẳng có cành, Vài cô tóc xõa dập dềnh đôi bên - Là cây gì?
- Chợ gì đau khổ kiếm dường tím quên?
- Có ông bố người da đen, mẹ người da trắng, họ vừa mới sinh ra một em bé. Hỏi em bé đó có hàm răng màu gì?
- Không trời lại cũng chẳng trăng, Mọi người đi ngủ bỏ tôi một mình - Là gì?
- Ngựa trắng gọi là bạch mã, vậy ngựa đen gọi là gì?
- Cái gì Con gái có nhiều hơn Phụ nữ?
- Cái gì mà mảnh đất nhỏ thì có 2, đất nước thì có 1, vũ trụ thì không?
- Con trai và con gái khác nhau ở chỗ nào?
- Con gì bay cao thì được, bay thấp thì không?
Đố vui mới nhất:
- Con gì dài và cứng nhất?
- Cầu gì nguy hiểm nhất?
- Con gì đầu con chuột đuôi con lợn?
- Hành nào lớn nhất?
- Hãy dùng 5 que diêm để tạo thành 5 hình tam giác?
- Con gì bị nhốt trong lồng; Đập luôn thì sống, nằm không chết liền?
- Môn thể thao nào càng lùi thì càng thắng?
- Tôi có 4 cái chân, 1 cái lưng nhưng không có cơ thể. Tôi là ai?
- Con gì chăng lưới giữa trời, chuyên lo bắt muỗi, bắt ruồi giúp ta?
- Bàn gì có con sông?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!