LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com
Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Lễ Quốc tang được tổ chức như thế nào?

Biết Tuốt | Chat Online
22/09/2018 22:22:43
1.206 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
Biết Tuốt | Chat Online
22/09/2018 22:22:55
Quốc tangnghi thức tang lễ cao nhất ở một quốc gia, được hiểu là cả nước để tang. Nghi lễ quốc tang là đặc biệt được quy định trong văn bản pháp lý của nhà nước.

Lễ Quốc tang được tổ chức như thế nào,Lễ Quốc tang là gì,Lễ Quốc tang,Quy định về lễ Quốc tang,Nghi lễ Quốc tang,Những ai được tổ chức lễ Quốc tang
Cờ rủ trong lễ Quốc tang ở Việt Nam (cờ rủ có dải băng tang có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay)

Việt Nam: Hiện nay, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định tổ chức lễ tang cán bộ công viên chức và một số văn bản nhà nước khác có quy định về quốc tang. Ngoài ra, Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có chủ trương "Đồng ý tổ chức lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm hoạ đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn tính mạng, của cải của nhân dân. Chính phủ ban hành văn bản quy định cụ thể về các trường hợp này"

Việc tổ chức lễ Quốc tang được quy định tại nghị định 102/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là một số nội dung:

Chức danh được tổ chức lễ quốc tang:
Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây  khi từ trần được tổ chức lễ quốc tang:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
 
Ban lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức lễ tang
Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức lễ quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,

a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức lễ quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

b) Trưởng Ban Tổ chức lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian, nghi thức để tang
Nghi thức không thống nhất trong các thời kỳ khác nhau. Thông thường, Ban Chấp hành Trung ương và các cơ quan nhà nước cấp cao sẽ có thông báo chính thức, thành lập Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang, quy định thời gian quốc tang, đưa tin trên các phương tiện truyền thông, tổ chức lễ viếng, truy điệu, an táng,... không tổ chức các hoạt động văn nghệ, treo cờ rủ,... Ngoài ra quy định hiện hành có truyền hình và phát thanh trực tiếp trên các đài truyền hình, phát thanh khi viếng, truy điệu, an táng.

Quy định hiện hành của Việt Nam từ 1/1/2015 là không có bắn đại bác trong quốc tang.

Thời gian tổ chức lễ quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Lễ Quốc tang được tổ chức như thế nào,Lễ Quốc tang là gì,Lễ Quốc tang,Quy định về lễ Quốc tang,Nghi lễ Quốc tang,Những ai được tổ chức lễ Quốc tang
Lễ Quốc tang được tổ chức như thế nào,Lễ Quốc tang là gì,Lễ Quốc tang,Quy định về lễ Quốc tang,Nghi lễ Quốc tang,Những ai được tổ chức lễ Quốc tang
Cờ rủ trong lễ Quốc tang, chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao cột cờ

Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng
1. Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, TP.HCM (nếu tổ chức ở TP.HCM).

2. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang TP.HCM hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

Lễ viếng
Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.

Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.

Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.

Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.

Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ.

Lễ đưa tang
Thành phần dự lễ đưa tang gồm: Ban lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.

Xây mộ và chi phí
1. Mộ xây bằng đá granite, có kích thước theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ hoặc hỏa táng, điện táng và phục vụ lễ tang do ngân sách nhà nước cấp.

Các cá nhân được tổ chức quốc tang (Việt Nam):
1. Hồ Chí Minh, Chủ tịch đảng, Chủ tịch nước, năm 1969
2. Nguyễn Lương Bằng, Phó chủ tịch nước, năm 1979
3. Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước, năm 1980
4. Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng, năm 1986
5. Phạm Hùng, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, năm 1988
6. Trường Chinh, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhà nước, năm 1988
7. Kaysone Phomvihane[cần dẫn nguồn], Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, năm 1992.
8. Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, năm 1996
9. Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Đảng, năm 1998
10. Lê Quang Đạo, nguyên Chủ tịch Quốc hội, năm 1999
11. Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, năm 2000
12. Võ Văn Kiệt, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ, năm 2008
13. Võ Chí Công, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhà nước, năm 2011
14. Võ Nguyên Giáp, nguyên Bí thư Quân ủy trung ương, Tổng tư lệnh quân đội, nguyên Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, năm 2013
15. Fidel Castro, Nguyên Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba, ngày 4 tháng 12 năm 2016.
16. Phan Văn Khải, nguyên Thủ tướng chính phủ, năm 2018.
17. Trần Đại Quang, chủ tịch nước, năm 2018

Ngoài Lễ Quốc tang, thì cũng có Lễ tang Cấp Nhà nướcLễ tang Cấp cao

Lễ tang cấp Nhà nước
Việc tổ chức lễ tang cấp nhà nước được thực hiện với cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau:
a) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Phó Chủ tịch nước 
c) Phó Thủ tướng 
d) Phó Chủ tịch Quốc hội 
đ) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
e) Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
g) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
h) Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
i) Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.

Nếu người từ trần đã bị kỷ luật cách chức thì Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Lễ tang Cấp cao
Cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước); cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954-1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao.

Trường hợp người từ trần giữ bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức, Lễ tang tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
5 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư