Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Bút sa gà chết là gì?
NoName.205 | |
21/12/2015 14:11:46 |
37.605 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.220 | |
21/12/2015 14:45:27 |
Bút sa gà chết: Phải cẩn trọng mỗi khi đặt bút viết một điều gì đó, phải nghĩ về những hậu quả có thể đón nhận sau hành động của việc đặt bút ký tên.
Về nguồn gốc:
Thành ngữ "Bút sa gà chết" xuất phát từ thói quen, ở làng quê ngày xưa, trong sự tỏ lòng biết ơn đối với người đã giúp mình hoàn tất một thứ giấy tờ gì đó. Hoặc, cũng có thể hiểu là một hình thức hối lộ của dân làng, và ăn hối lộ của các viên chức làng xã.
Khi người dân có việc phải ra làng xã xin chữ ký của lý trưởng, xã trưởng, thì phải có cái gì để biếu cho người đã ký giấy tờ cho mình, do ở vùng quê nên con gà thường là thứ đồ được dùng làm quà biếu, có thể là một con gà hay một cặp gà tùy theo sự quan trọng của giấy tờ xin ký.
Vậy nên khi đã được lý trưởng đặt chữ ký, tức là bút sa, thì gà sẽ phải mang biếu, con gà sẽ bị giết thịt, gà chết. Con gà bị giết là do hậu quả của việc ký tên của ông lý trưởng. Chỉ một chữ ký nhưng đã lấy đi sinh mạng của con gà.
Trên đây là nguồn gốc câu thành ngữ này, cũng có một số cách giải thích khác được nêu ra ở phía dưới, còn dụng ý sâu xa của câu này là:
Bút sa: không chỉ diễn tả một chữ ký, mà hiểu rộng ra là có thể là một câu văn, văn tự, giấy tờ,... tất cả những gì mà con người đã viết ra.
Gà chết: không chỉ con gà mất đi sinh mạng, mà là tất cả những hậu quả sau này có thể phải chịu từ việc đặt bút viết ở ý câu trên.
Ý cả câu thành ngữ này khuyên ta nên cẩn trọng mỗi khi đặt bút xuống viết một điều gì để tránh những cái không hay xảy ra, vì người viết ra sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái mà mình viết. Đặc biệt, "bút sa gà chết" là một lời nhắc nhở ta, khi ký kết bất kỳ một tờ hợp đồng nào thì phải đọc cho kỹ văn kiện đó trước khi đặt bút xuống ký để khỏi bị thiệt thòi quyền lợi và những hậu quả có thể phải gánh chịu.
Ý nghĩa là như vậy, còn về nguồn gốc, ngoài giải thích trên phần đầu, thì cũng có một số giải thích về nguồn gốc của thành ngữ trên, ví dụ như:
- Thời xưa, đầu bút được làm từ lông gà, nên phải giết gà thì mới có lông để làm bút viết.
- Hoặc có người nói rằng khi thầy bùa được mời đến nhà để cúng vái thần linh, trước hết thầy bùa phải vẽ bùa (bút sa), sau đó gia chủ phải giết gà (gà chết) để cho thầy bùa cúng vái.
- Ngày xưa, người dân quê ít học cho nên muốn viết đơn từ gì thì mướn mấy nho sinh viết giùm (bút sa), và trả công bằng một con gà (gà chết).
- Cũng có ý kiến cho rằng cho 2 từ Bút sa và Gà chết trùng âm (a), nên được ghép với nhau nói cho xuôi tai.
- ...
v.v..
Về nguồn gốc:
Thành ngữ "Bút sa gà chết" xuất phát từ thói quen, ở làng quê ngày xưa, trong sự tỏ lòng biết ơn đối với người đã giúp mình hoàn tất một thứ giấy tờ gì đó. Hoặc, cũng có thể hiểu là một hình thức hối lộ của dân làng, và ăn hối lộ của các viên chức làng xã.
Khi người dân có việc phải ra làng xã xin chữ ký của lý trưởng, xã trưởng, thì phải có cái gì để biếu cho người đã ký giấy tờ cho mình, do ở vùng quê nên con gà thường là thứ đồ được dùng làm quà biếu, có thể là một con gà hay một cặp gà tùy theo sự quan trọng của giấy tờ xin ký.
Vậy nên khi đã được lý trưởng đặt chữ ký, tức là bút sa, thì gà sẽ phải mang biếu, con gà sẽ bị giết thịt, gà chết. Con gà bị giết là do hậu quả của việc ký tên của ông lý trưởng. Chỉ một chữ ký nhưng đã lấy đi sinh mạng của con gà.
Trên đây là nguồn gốc câu thành ngữ này, cũng có một số cách giải thích khác được nêu ra ở phía dưới, còn dụng ý sâu xa của câu này là:
Bút sa: không chỉ diễn tả một chữ ký, mà hiểu rộng ra là có thể là một câu văn, văn tự, giấy tờ,... tất cả những gì mà con người đã viết ra.
Gà chết: không chỉ con gà mất đi sinh mạng, mà là tất cả những hậu quả sau này có thể phải chịu từ việc đặt bút viết ở ý câu trên.
Ý cả câu thành ngữ này khuyên ta nên cẩn trọng mỗi khi đặt bút xuống viết một điều gì để tránh những cái không hay xảy ra, vì người viết ra sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái mà mình viết. Đặc biệt, "bút sa gà chết" là một lời nhắc nhở ta, khi ký kết bất kỳ một tờ hợp đồng nào thì phải đọc cho kỹ văn kiện đó trước khi đặt bút xuống ký để khỏi bị thiệt thòi quyền lợi và những hậu quả có thể phải gánh chịu.
Ý nghĩa là như vậy, còn về nguồn gốc, ngoài giải thích trên phần đầu, thì cũng có một số giải thích về nguồn gốc của thành ngữ trên, ví dụ như:
- Thời xưa, đầu bút được làm từ lông gà, nên phải giết gà thì mới có lông để làm bút viết.
- Hoặc có người nói rằng khi thầy bùa được mời đến nhà để cúng vái thần linh, trước hết thầy bùa phải vẽ bùa (bút sa), sau đó gia chủ phải giết gà (gà chết) để cho thầy bùa cúng vái.
- Ngày xưa, người dân quê ít học cho nên muốn viết đơn từ gì thì mướn mấy nho sinh viết giùm (bút sa), và trả công bằng một con gà (gà chết).
- Cũng có ý kiến cho rằng cho 2 từ Bút sa và Gà chết trùng âm (a), nên được ghép với nhau nói cho xuôi tai.
- ...
v.v..
Câu hỏi mới nhất:
- Nếu có một môn Lịch sử-Địa lí 7 điểm mà các môn còn lại đều trên 8 có được xếp vào hsg không ạ?
- Mình phải làm sao đây ạ?
- Nỡ ấn vô hiệu hóa tài khoản tạm thời rồi làm sao để mở lại tài khoản vậy?
- Làm sao để khôi phục tài khoản bị vô hiệu hóa tạm thời vậy?
- Cách mở lại tài khoản bị vô hiệu hóa tạm thời?
- Chỉ mình cách lấy point với ạ?
- Làm cách nào để khôi phục ảnh cũ trong phần chat lazi?
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!