Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết?

NoName.237
26/12/2015 12:50:35
3.899 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.252
26/12/2015 12:51:12
Đói giỗ cha, no ba ngày Tết: đây là một câu thành ngữ Việt Nam, ý nói Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết sao cho "già được bát canh, trẻ có manh áo mới". Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người mà nhất là trẻ em thường được ăn uống no đủ. Bữa ăn ngày Tết thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang trọng hơn bữa ăn ngày thường.

Câu này cho thấy ngày Tết là ngày quan trọng nhất trong tất cả các ngày lễ trong năm.

Ngày giỗ cha rất quan trọng, nhưng không dứt khoát phải cỗ bàn thịnh soạn. Gặp năm mùa màng thất bát, đói kém, chiến tranh, loạn lạc... thì ngày giỗ cha có khi chỉ có nén hương, chén nước, bát cơm, quả trứng gọi là "cúng cáo", nhớ ngày kỵ. Như thế không có gì là trái đạo lý. Bởi tín ngưỡng thờ cúng của người Việt không câu nệ mâm cao cỗ đầy, "Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng". Thế nhưng ba ngày Tết lại là chuyện khác. Người ta có thể túng thiếu, quanh năm nhịn đói, nhịn thèm, nhưng ba ngày Tết cũng phải chạy vạy bằng được để ít nhất không được ăn ngon cũng phải ăn no, hoặc có gì đó khác ngày thường.

Có câu "Giàu hay nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà", hay "Đói cho chết, ngày Tết cũng phải no".

Ngày Tết được ăn ngon, ăn no, mặc đẹp, vui vẻ, nhàn hạ thì hy vọng cả năm cũng sẽ được như vậy. Bởi thế, Tết đến người ta không chỉ ăn cho no bụng mà còn ăn để lấy may cả năm.

Trong câu thành ngữ "Đói giỗ cha no ba ngày Tết" dân gian đưa ra ngày rất quan trọng là ngày giỗ cha để so sánh, khẳng định một ngày khác còn quan trọng hơn nhiều, đó là ngày Tết, Tết là ngày quan trọng nhất trong tất cả những dịp lễ quan trọng trong năm; Có thể bị đói vào ngày giỗ cha nhưng ba ngày Tết dứt khoát phải được no.

Tết không chỉ ý nghĩa với người sống mà còn với cả ông bà, tổ tiên. Kẻ ăn mày đến ngày giỗ cha có khi không có gì để cúng, nhưng Tết đến cũng phải cố tìm cách có được bữa tươm tất, no bụng. Không ai muốn (và không thể) "khất" được cái Tết. Không thể nhịn đói nằm co khi cả đất trời, thiên hạ đều náo nức đón Tết, vui Xuân. Đó chính là sự đặc biệt của cái Tết, đặc biệt hơn tất cả những ngày đặc biệt trong năm.

Dịch nghĩa câu Bắt thiếu giỗ không ai bắt cỗ lưng: Nếu con cháu quên ngày giỗ của ông bà cha mẹ thì thật đáng trách, nhưng nhớ đến ngày giỗ thì dù cỗ bàn cúng giỗ có đơn sơ thì không ai trách điều này.
Bắt: là bắt lỗi, trách mắng.
Cỗ lưng: lưng tức là vơi, lưng lửng, ở đây là mâm cỗ vơi, đơn giản, không tươm tất, thịnh soạn.

Xem chi tiết: Tết nguyên đán: https://lazi.vn/qa/d/tet-nguyen-dan-la-gi
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo