Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Giấy phép lao động là gì? Hồ sơ thủ tục và Các đối tượng phải xin giấy phép lao động

Biết Tuốt | Chat Online
04/06/2017 18:32:11
1.894 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
Biết Tuốt | Chat Online
04/06/2017 18:32:54
Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Giấy phép lao động ghi rõ thông tin người lao động nước ngoài; tên và địa chỉ tổ chức mà người lao động làm việc, vị trí làm việc của người nước ngoài. Việc làm được coi là hợp pháp nếu người nước ngoài làm công việc như đã được ghi trong giấy phép.

Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Giấy phép lao động là gì,giấy phép lao động,Thủ tục xin cấp giấy phép lao động,Các đối tượng phải xin giấy phép lao động,Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động,Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động,Giấy chứng nhận sức khỏe để xin cấp Giấy phép lao động,Giấy phép lao động là một tài liệu cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam

- Điều này có nghĩa là nếu người nước ngoài muốn thay đổi công việc (ví dụ: người sử dụng lao động và / hoặc vị trí làm việc và / hoặc công việc khác), thì phải xin giấy phép lao động mới. Tuy nhiên, có một số trường hợp giấy phép lao động vẫn có giá trị mặc dù có sự thay đổi trong trường hợp cấp - những thông tin về chủ đề này tìm được ở đây.
- Giấy phép có giá trị trong một thời gian đã được ban hành. Thời hạn giá trị của giấy phép được ghi rõ ngay trong giấy phép đó.
- Giấy phép lao động cho người nước ngoài cần phải có, trong trường hợp làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động hay hợp đồng dân sự - thêm thông tin về các hợp đồng tìm thấy ở đây
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là đối tượng ủy thác thực hiện công việc – ai là đối tượng ủy thác thực hiện công việc?  Trong các phần tiếp theo, đối tượng uỷ thác thực hiện công việc cho người nước ngoài được gọi là "chủ nhân – người sử dụng lao động".
- Giấy phép lao động do Tỉnh Trưởng cấp, nơi có trụ sở cơ quan / nơi cư trú của người sử dụng lao động.
- GPLĐ sẽ do SLĐTBXH cấp. Thời hạn của GPLĐ tối đa không quá 36 tháng. Mỗi lần được gia hạn thêm không quá 36 tháng nữa. Về nguyên tắc, mỗi khi nhập cảnh vào VN, người nước ngoài phải có thị thực hợp lệ. Lúc đó, dù có GPLĐ còn giá trị nhưng không có thị thực nhập cảnh thì cũng không được phép vào VN. Ngoài ra, để thuận lợi hơn người lao động nước ngoài có thể xin cấp Thẻ tạm trú theo phần trích dẫn dưới đây.

Giấy phép lao động là gì,giấy phép lao động,Thủ tục xin cấp giấy phép lao động,Các đối tượng phải xin giấy phép lao động,Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động,Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động,Giấy chứng nhận sức khỏe để xin cấp Giấy phép lao động,Giấy phép lao động là một tài liệu cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam

Các đối tượng phải xin giấy phép lao động:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;
g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động gồm:
(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động.
(2) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
(3) Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn hạn của nước ngoài cấp
(4) Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
(5) 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
(6) Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động
Văn bản này được làm theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Tại văn bản này người sử dụng lao động cần kê khai các thông tin theo mẫu và người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận sức khỏe để xin cấp Giấy phép lao động
Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải trực tiếp đến cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm theo quy định để được cấp Giấy chứng nhận sức khỏe.

Danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay được Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh ban hành. Trong đó, quy định rõ từng cơ sở khám chữa bệnh có thể cấp Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để xin cấp giấy phép lao động.

Trên toàn quốc có tổng cộng 84 cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó, Hà Nội có số lượng cơ sở y tế đạt điều kiện cao nhất là 13 cơ sở, TP. Hồ Chí Minh xếp sau với 9 cơ sở y tế, Hải Phòng xếp thứ 3 với 4 cơ sở y tế.

Một số tỉnh vẫn chưa có cơ sở y tế nào đủ điều kiện để khám sức khỏe cho người nước ngoài là: Hà Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Do đó, nếu người nước ngoài muốn làm việc ở các tỉnh này có thể thực hiện việc khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đủ điều kiện tại các tỉnh thành khác.

13 cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài muốn xin cấp Giấy phép lao động tại Hà Nội là:
Bệnh viện E
BVĐK Xanh Pôn
BVĐK Đức Giang
BVĐK Đống Đa
BVĐK Hòe Nhai
BVĐK Việt Pháp
BVĐK tư nhân Hồng Ngọc
BVĐK quốc tế Thu Cúc
BVĐK tư nhân Tràng An
BVĐK tư nhân Hà Nội
PKĐK Viêtlife
BV Bạch Mai
PKĐK Dr.Binh TeleClinic

9 cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài muốn xin cấp Giấy phép lao động tại TP. Hồ Chí Minh là:
Nhân dân 115
BV quận Thủ Đức
PKĐK Phước An-CN3
BVĐK Vạn Hạnh
BVĐK An Sinh
BVBV Trưng Vương
BV Chợ Rẫy
BV FV
PKĐK QT Columbia Asia Sài Gòn

Phiếu lý lịch tư pháp để cấp Giấy phép lao động
Trường hợp người nước ngoài chưa cư trú tại Việt Nam thì cần có Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn hạn của nước ngoài cấp. Văn bản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định.

Trường hợp người nước ngoài đã có thẻ tạm trú tại Việt Nam chỉ cần thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam theo Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật để xin giấy phép lao động
Đây là loại giấy tờ để chứng minh người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là nguồn lao động có trình độ cao, phù hợp với chính sách về việc làm của Nhà nước. Cụ thể:

Đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành các giấy tờ đó bao gồm:
Có văn bản xác nhận ,giấy phép lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;

Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Đối với chuyên gia các giấy tờ đó bao gồm:
Văn bản xác nhận,giấy phép lao động  là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
Giấy tờ chứng minh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. Bao gồm:
Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Đối với lao động kỹ thuật các giấy tờ đó bao gồm:
Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
Giấy tờ chứng minh, giấy phép lao động đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.
Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

Xin cấp Giấy phép lao động ở đâu?
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép  cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×