Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Rượu thuốc là gì?
NoName.496 | |
20/04/2016 07:12:11 |
2.794 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.523 | |
20/04/2016 07:15:04 |
Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống, thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương hay bổ âm. Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền, với ý nghĩa không chỉ để cho thực khách thưởng thức hương vị của rượu mà hầu hết sử dụng như một loại thuốc. Hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng đều có một vài bình rượu thuốc trong nhà và có những bình được để rất lâu.
Bình rượu thuốc
Cách làm
Nguyên liệu được sơ chế, rửa sạch và cho vào ngâm trực tiếp với rượu nồng độ cồn cao. Nút kín một thời gian sau (thường khoảng 100 ngày trở lên) có thể đem dùng.
Một số loại rượu thuốc, trong hình từ trái sang là rượu bạch sâm, rượu tinh hoàn/dương vật hải cẩu, rượu ngâm hỗn hợp thuốc bắc, và rượu tinh hoàn/dương vật hổ
Các dạng rượu ngâm
Rượu ngâm thảo dược
Thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) được sơ chế và ngâm trong rượu. Có rất nhiều loại rượu ngâm với các loại thảo dược, thường theo hai phương thức: hoặc ngâm rượu riêng từng loại hoặc ngâm hỗn hợp theo các bài thuốc cổ truyền.
Trong thực tế, tùy địa phương, vùng miền có nhiều bí quyết ngâm rượu riêng, tuy nhiên người ta thường thấy rượu được ngâm với dâm dương hoắc, sâm các loại, kỷ tử, táo tàu, cùi nhãn, cùi vải, củ và rễ đinh lăng, cây mật gấu, thục, ba kích, chuối hột, mơ, tầm gửi (đặc biệt tầm gửi gỗ nghiến), quế chi, xuyên khung, nhục thung dung, hà thủ ô v.v.
Rượu ngâm động vật
Các loại động vật hoặc một phần của động vật được ngâm rượu, ngoại trừ những loại đã được kiểm nghiệm là có dược tính cao độ (rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa...), nhiều loại chỉ được ngâm theo kinh nghiệm với nguyên tắc y học cổ truyền "đồng tạng trị liệu" (phương thức chữa bệnh dựa trên cơ sở dùng phần nào của cơ thể động vật làm thuốc hay thức ăn sẽ bổ cho phần cơ thể đó của con người), chẳng hạn dương vật hổ, tinh hoàn dê) được ngâm rượu với ý nghĩa dùng để bổ dương.
Các loại động vật hầu hết được ngâm sống, chỉ sơ chế qua và không nấu chín. Cá biệt có một số loại được ngâm nguyên con.
Một số động vật (tắc kè, sao biển) và thực vật (tam thất, nấm linh chi), phơi, sơ chế bày bán trên phố Lãn Ông Hà Nội được dùng để ngâm rượu thuốc
- Rượu ngâm nguyên con thường gặp rượu rắn ngâm theo số lẻ một con (thường là rắn hổ mang, hổ chúa), 3 (rắn hổ mang, rắn ráo, rắn, 5 con hoặc nhiều hơn; rượu tắc kè; rượu bìm bịp, rượu chim sẻ, rượu cá ngựa, rượu ong đất, rượu ong bò vẽ (có thể ngâm nguyên cả mảng sáp tổ ong với mật, phấn hoa, nhộng và con ong hoặc ngâm con ong riêng); rượu hải long (rồng biển, sao biển); rượu tằm; rượu sâu chít, rượu hải sâm, rượu sò huyết, rượu ngán v.v.
- Rượu ngâm từng phần tạng phủ động vật: rượu ngâm bào thai (dê, bê, hổ, khỉ), tinh hoàn và dương vật (dê, hải cẩu, hổ), tiết động vật (rắn, dê), mật (mật gấu, mật rắn, mật trăn), óc (khỉ), tay (gấu) v.v.
- Rượu ngâm các loại cao động vật: cao xương hoặc cao toàn tính (nấu cao cả xương và thịt động vật) được ngâm với rượu, thường thấy rượu cao hổ cốt, rượu cao khỉ, rượu cao trăn, rượu cao sơn dương v.v.
Rượu tê tê
Các loại rượu khác
Trong thực tế thường gặp là các loại rượu ngâm hỗn hợp cả động vật và thực vật. Một số loại rượu ngâm động vật rất tanh (như rượu rắn) tuy ngâm riêng nhưng khi uống vẫn thường được pha với các loại rượu thực vật có tinh dầu thơm (như quế chi) để át mùi tanh.
Một số động vật (tắc kè, sao biển) và thực vật (tam thất, nấm linh chi), phơi, sơ chế bày bán trên phố Lãn Ông Hà Nội được dùng để ngâm rượu thuốc
Bình rượu thuốc
Cách làm
Nguyên liệu được sơ chế, rửa sạch và cho vào ngâm trực tiếp với rượu nồng độ cồn cao. Nút kín một thời gian sau (thường khoảng 100 ngày trở lên) có thể đem dùng.
Một số loại rượu thuốc, trong hình từ trái sang là rượu bạch sâm, rượu tinh hoàn/dương vật hải cẩu, rượu ngâm hỗn hợp thuốc bắc, và rượu tinh hoàn/dương vật hổ
Các dạng rượu ngâm
Rượu ngâm thảo dược
Thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) được sơ chế và ngâm trong rượu. Có rất nhiều loại rượu ngâm với các loại thảo dược, thường theo hai phương thức: hoặc ngâm rượu riêng từng loại hoặc ngâm hỗn hợp theo các bài thuốc cổ truyền.
Trong thực tế, tùy địa phương, vùng miền có nhiều bí quyết ngâm rượu riêng, tuy nhiên người ta thường thấy rượu được ngâm với dâm dương hoắc, sâm các loại, kỷ tử, táo tàu, cùi nhãn, cùi vải, củ và rễ đinh lăng, cây mật gấu, thục, ba kích, chuối hột, mơ, tầm gửi (đặc biệt tầm gửi gỗ nghiến), quế chi, xuyên khung, nhục thung dung, hà thủ ô v.v.
Rượu ngâm động vật
Các loại động vật hoặc một phần của động vật được ngâm rượu, ngoại trừ những loại đã được kiểm nghiệm là có dược tính cao độ (rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa...), nhiều loại chỉ được ngâm theo kinh nghiệm với nguyên tắc y học cổ truyền "đồng tạng trị liệu" (phương thức chữa bệnh dựa trên cơ sở dùng phần nào của cơ thể động vật làm thuốc hay thức ăn sẽ bổ cho phần cơ thể đó của con người), chẳng hạn dương vật hổ, tinh hoàn dê) được ngâm rượu với ý nghĩa dùng để bổ dương.
Các loại động vật hầu hết được ngâm sống, chỉ sơ chế qua và không nấu chín. Cá biệt có một số loại được ngâm nguyên con.
Một số động vật (tắc kè, sao biển) và thực vật (tam thất, nấm linh chi), phơi, sơ chế bày bán trên phố Lãn Ông Hà Nội được dùng để ngâm rượu thuốc
- Rượu ngâm nguyên con thường gặp rượu rắn ngâm theo số lẻ một con (thường là rắn hổ mang, hổ chúa), 3 (rắn hổ mang, rắn ráo, rắn, 5 con hoặc nhiều hơn; rượu tắc kè; rượu bìm bịp, rượu chim sẻ, rượu cá ngựa, rượu ong đất, rượu ong bò vẽ (có thể ngâm nguyên cả mảng sáp tổ ong với mật, phấn hoa, nhộng và con ong hoặc ngâm con ong riêng); rượu hải long (rồng biển, sao biển); rượu tằm; rượu sâu chít, rượu hải sâm, rượu sò huyết, rượu ngán v.v.
- Rượu ngâm từng phần tạng phủ động vật: rượu ngâm bào thai (dê, bê, hổ, khỉ), tinh hoàn và dương vật (dê, hải cẩu, hổ), tiết động vật (rắn, dê), mật (mật gấu, mật rắn, mật trăn), óc (khỉ), tay (gấu) v.v.
- Rượu ngâm các loại cao động vật: cao xương hoặc cao toàn tính (nấu cao cả xương và thịt động vật) được ngâm với rượu, thường thấy rượu cao hổ cốt, rượu cao khỉ, rượu cao trăn, rượu cao sơn dương v.v.
Rượu tê tê
Các loại rượu khác
Trong thực tế thường gặp là các loại rượu ngâm hỗn hợp cả động vật và thực vật. Một số loại rượu ngâm động vật rất tanh (như rượu rắn) tuy ngâm riêng nhưng khi uống vẫn thường được pha với các loại rượu thực vật có tinh dầu thơm (như quế chi) để át mùi tanh.
Một số động vật (tắc kè, sao biển) và thực vật (tam thất, nấm linh chi), phơi, sơ chế bày bán trên phố Lãn Ông Hà Nội được dùng để ngâm rượu thuốc
Câu hỏi mới nhất:
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Làm thế nào để quên crush cũ?
- Tại sao cr lại cười mỗi khi ai đó nhắc tên tớ trước mặt cậu ấy?
- Cho con học trường quốc tế hệ General thì xét vào đại học bằng cách nào vậy mọi người?
- Mọi người cho em hỏi Học xong Foundation có được chuyển ngành không?
- Xin mọi người lời khuyên về người bạn thân trước kia
- Học lập trình có khó không? Học lập trình có cần giỏi toán không? Học lập trình nên bắt đầu từ đâu?
- Mình đang nói chuyện vs một bạn thì tự nhiên out rồi đăng nhập sai. Tài khoản vẫn còn nhưng đăng nhập sai ạ? Cho hỏi còn vào lại được không?
- Mọi người ơi mình bị như thế này, thì đây là khóa 24h hay là xóa acc vậy ạ. Phiền thì xl nha
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!