Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Thế giới thứ nhất - Thế giới thứ hai - Thế giới thứ ba - Thế giới thứ tư là gì?
NoName.427 | |
23/03/2016 10:30:00 |
11.293 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.449 | |
23/03/2016 10:31:47 |
Thế giới thứ nhất, Thế giới thứ hai, Thế giới thứ ba, hoặc Thế giới thứ tư là những thuật ngữ được dùng để phân chia các quốc gia trên thế giới thành các nhóm lớn. Cụ thể là thành 3 nhóm lớn: Thế giới thứ nhất, thế giới thứ hai và thế giới thứ ba, ba nhóm quốc gia này không xuất hiện đồng thời.
Thế giới thứ nhất
Thuật ngữ "Thế giới thứ nhất" nói đến các nước dân chủ có nền kinh tế tư bản, có trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ và người dân có mức sống cao.
Sau Thế chiến thứ hai, người ta bắt đầu nói đến các nước NATO và các nước Hiệp ước Warszawa như là hai nhóm chính. Hai "thế giới" này không gọi bằng số. Đến năm 1952, nhà nhân khẩu học Pháp Alfred Sauvy dùng từ "Thế giới thứ ba" để chỉ các nước không thuộc hai hệ thống trên. Và một cách tự nhiên, hai nhóm nước ở hai hệ thống NATO và Hiệp ước Warszawa trở thành "Thế giới thứ nhất" và "Thế giới thứ hai".
Một số quốc gia quyết định đứng trung lập, không rơi vào bất kỳ một trong ba khối kể trên gồm Thụy Sĩ, Thụy Điển và Cộng hoà Ireland. Phần Lan từng nằm trong ảnh hưởng của Liên Xô nhưng không phải là quốc gia theo đường lối cộng sản và cũng không tham Hiệp ước Warszawa. Áo nằm trong ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng đất nước này quyết định đứng trung lập khi họ trở thành quốc gia cộng hoà độc lập năm 1955. Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO năm 1952 song phần lớn lãnh thổ không nằm ở Tây Âu và không phải là nước công nghiệp. Tây Ban Nha cho đến năm 1982 mới gia nhập NATO khi nhà độc tài Francisco Franco qua đời và lúc đó cũng là gần cuối của Chiến tranh Lạnh.
Thế giới thứ hai
Thuật ngữ "Thế giới thứ hai" được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Lạnh để mô tả các nước thật sự đi theo chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên kể từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, thuật ngữ này đã giảm tính phổ biến và không còn ranh giới với Thế giới thứ ba. Ngày nay, thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để gọi các nước mới nổi, các nước đang trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia đang phát triển sang quốc gia phát triển, ví dụ như Trung Quốc hay Ấn Độ. Cùng với thế giới thứ nhất và thế giới thứ ba, thuật ngữ này được sử dụng để phân thế giới thành ba nhóm nước lớn.
Các nước thuộc thế giới thứ hai những năm 1980
Thế giới thứ ba
Từ "Thế giới thứ ba" được sử dụng lần đầu tiên năm 1952 bởi nhà nhân khẩu học Pháp Alfred Sauvy đặt ra khi liên tưởng đến Đẳng cấp thứ ba trong Cách mạng Pháp: "... bởi vì, cuối cùng thì, cái Thế giới thứ ba vốn bị khinh miệt, bị lờ đi và bị bóc lột sẽ như Đẳng cấp thứ ba, muốn trở thành một cái gì tương tự".
Thế giới thứ ba sau đó trở thành từ ngữ chỉ các nước không thuộc thế giới phương Tây, cũng không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh. Những nước này tham gia Phong trào không liên kết thành lập năm 1955 sau Hội nghị Bandung (Indonesia).
Tuy vậy, ngày nay, từ ngữ này để chỉ các nước đang phát triển, bất kể hình thức chính trị ra sao. Mặc dù không có định nghĩa khách quan về Thế giới thứ ba hoặc "nước thuộc Thế giới thứ ba", thuật ngữ này vẫn được sử dụng rộng rãi. Đôi khi từ này không được ưa chuộng vì nó có thể ám chỉ ý kiến sai lạc rằng các quốc gia này không phải là một phần của hệ thống kinh tế toàn cầu. Mặc dù bị chỉ trích là lỗi thời, thực dân, phân biệt và không chính xác, thuật ngữ này vẫn được sử dụng thường xuyên. Thực vậy, nhà lý luận chính trị Hannah Arendt chỉ ra rằng, "Thế giới thứ ba không phải là một cái gì thực sự mà là một ý thức hệ".
Nói chung, các nước thế giới thứ ba chưa tiến hành công nghiệp hóa và chưa có trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật như các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), do đó từ ngữ hiện tại hay dùng là "các nước đang phát triển". Những thuật ngữ như các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển, các nước kém phát triển, v.v. trở thành phổ biến để thay thế thuật ngữ Thế giới thứ ba.
Ngày nay, thuật ngữ "Các nước mới công nghiệp hóa" (Newly Industrialized Countries - NICs) được dùng khi để cập đến các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn Thế giới thứ ba nhưng chưa đạt được mức độ phát triển cao như các nước thuộc thế giới thứ nhất (khối OECD). Các quốc gia này gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Nam Phi, Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Philippines và các nước Ả Rập tại Trung Đông.
Thế giới thứ tư
Những năm gần đây, do nhiều "nước đang phát triển" tiến hành công nghiệp hóa, thuật ngữ "Thế giới thứ tư" đã xuất hiện dùng để chỉ những nước có nền sản xuất nghèo nàn, lạc hậu và bị bỏ lại phía sau, hay những nước kém phát triển nhất (LDCs). Bên cạnh đó, các quốc gia từng bị coi là nước đang phát triển nay có nền kinh tế tiến bộ nhưng chưa hoàn toàn đạt trình độ nước công nghiệp được xếp vào nhóm các nước mới công nghiệp hóa (NICs).
Thế giới thứ nhất
Thuật ngữ "Thế giới thứ nhất" nói đến các nước dân chủ có nền kinh tế tư bản, có trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ và người dân có mức sống cao.
Sau Thế chiến thứ hai, người ta bắt đầu nói đến các nước NATO và các nước Hiệp ước Warszawa như là hai nhóm chính. Hai "thế giới" này không gọi bằng số. Đến năm 1952, nhà nhân khẩu học Pháp Alfred Sauvy dùng từ "Thế giới thứ ba" để chỉ các nước không thuộc hai hệ thống trên. Và một cách tự nhiên, hai nhóm nước ở hai hệ thống NATO và Hiệp ước Warszawa trở thành "Thế giới thứ nhất" và "Thế giới thứ hai".
Một số quốc gia quyết định đứng trung lập, không rơi vào bất kỳ một trong ba khối kể trên gồm Thụy Sĩ, Thụy Điển và Cộng hoà Ireland. Phần Lan từng nằm trong ảnh hưởng của Liên Xô nhưng không phải là quốc gia theo đường lối cộng sản và cũng không tham Hiệp ước Warszawa. Áo nằm trong ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng đất nước này quyết định đứng trung lập khi họ trở thành quốc gia cộng hoà độc lập năm 1955. Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO năm 1952 song phần lớn lãnh thổ không nằm ở Tây Âu và không phải là nước công nghiệp. Tây Ban Nha cho đến năm 1982 mới gia nhập NATO khi nhà độc tài Francisco Franco qua đời và lúc đó cũng là gần cuối của Chiến tranh Lạnh.
Thế giới thứ hai
Thuật ngữ "Thế giới thứ hai" được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Lạnh để mô tả các nước thật sự đi theo chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên kể từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, thuật ngữ này đã giảm tính phổ biến và không còn ranh giới với Thế giới thứ ba. Ngày nay, thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để gọi các nước mới nổi, các nước đang trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia đang phát triển sang quốc gia phát triển, ví dụ như Trung Quốc hay Ấn Độ. Cùng với thế giới thứ nhất và thế giới thứ ba, thuật ngữ này được sử dụng để phân thế giới thành ba nhóm nước lớn.
Các nước thuộc thế giới thứ hai những năm 1980
Thế giới thứ ba
Từ "Thế giới thứ ba" được sử dụng lần đầu tiên năm 1952 bởi nhà nhân khẩu học Pháp Alfred Sauvy đặt ra khi liên tưởng đến Đẳng cấp thứ ba trong Cách mạng Pháp: "... bởi vì, cuối cùng thì, cái Thế giới thứ ba vốn bị khinh miệt, bị lờ đi và bị bóc lột sẽ như Đẳng cấp thứ ba, muốn trở thành một cái gì tương tự".
Thế giới thứ ba sau đó trở thành từ ngữ chỉ các nước không thuộc thế giới phương Tây, cũng không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh. Những nước này tham gia Phong trào không liên kết thành lập năm 1955 sau Hội nghị Bandung (Indonesia).
Tuy vậy, ngày nay, từ ngữ này để chỉ các nước đang phát triển, bất kể hình thức chính trị ra sao. Mặc dù không có định nghĩa khách quan về Thế giới thứ ba hoặc "nước thuộc Thế giới thứ ba", thuật ngữ này vẫn được sử dụng rộng rãi. Đôi khi từ này không được ưa chuộng vì nó có thể ám chỉ ý kiến sai lạc rằng các quốc gia này không phải là một phần của hệ thống kinh tế toàn cầu. Mặc dù bị chỉ trích là lỗi thời, thực dân, phân biệt và không chính xác, thuật ngữ này vẫn được sử dụng thường xuyên. Thực vậy, nhà lý luận chính trị Hannah Arendt chỉ ra rằng, "Thế giới thứ ba không phải là một cái gì thực sự mà là một ý thức hệ".
Nói chung, các nước thế giới thứ ba chưa tiến hành công nghiệp hóa và chưa có trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật như các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), do đó từ ngữ hiện tại hay dùng là "các nước đang phát triển". Những thuật ngữ như các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển, các nước kém phát triển, v.v. trở thành phổ biến để thay thế thuật ngữ Thế giới thứ ba.
Ngày nay, thuật ngữ "Các nước mới công nghiệp hóa" (Newly Industrialized Countries - NICs) được dùng khi để cập đến các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn Thế giới thứ ba nhưng chưa đạt được mức độ phát triển cao như các nước thuộc thế giới thứ nhất (khối OECD). Các quốc gia này gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Nam Phi, Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Philippines và các nước Ả Rập tại Trung Đông.
Thế giới thứ tư
Những năm gần đây, do nhiều "nước đang phát triển" tiến hành công nghiệp hóa, thuật ngữ "Thế giới thứ tư" đã xuất hiện dùng để chỉ những nước có nền sản xuất nghèo nàn, lạc hậu và bị bỏ lại phía sau, hay những nước kém phát triển nhất (LDCs). Bên cạnh đó, các quốc gia từng bị coi là nước đang phát triển nay có nền kinh tế tiến bộ nhưng chưa hoàn toàn đạt trình độ nước công nghiệp được xếp vào nhóm các nước mới công nghiệp hóa (NICs).
Tags: thế giới thứ nhất là gì,thế giới thứ hai là gì,thế giới thứ ba là gì,thế giới thứ tư là gì,thế giới thứ nhất,thế giới thứ hai,thế giới thứ ba,thế giới thứ tư,thế giới thứ 1 là gì,thế giới thứ 2 là gì,thế giới thứ 3 là gì,thế giới thứ 4 là gì,thế giới thứ 1,thế giới thứ 2,thế giới thứ 3,thế giới thứ 4
Câu hỏi mới nhất:
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Làm thế nào để quên crush cũ?
- Tại sao cr lại cười mỗi khi ai đó nhắc tên tớ trước mặt cậu ấy?
- Cho con học trường quốc tế hệ General thì xét vào đại học bằng cách nào vậy mọi người?
- Mọi người cho em hỏi Học xong Foundation có được chuyển ngành không?
- Xin mọi người lời khuyên về người bạn thân trước kia
- Học lập trình có khó không? Học lập trình có cần giỏi toán không? Học lập trình nên bắt đầu từ đâu?
- Mình đang nói chuyện vs một bạn thì tự nhiên out rồi đăng nhập sai. Tài khoản vẫn còn nhưng đăng nhập sai ạ? Cho hỏi còn vào lại được không?
- Mọi người ơi mình bị như thế này, thì đây là khóa 24h hay là xóa acc vậy ạ. Phiền thì xl nha
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông có nghĩa là gì?
- Thuốc lá điện tử là gì?
- Hậu duệ mặt trời là gì?
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
- Tết Nguyên Tiêu là gì?
- Dàn trải hay giàn trải, giàn giáo hay dàn giáo, giàn giụa hay dàn dụa, giàn hay dàn?
- Tránh voi chẳng xấu mặt nào nghĩa là gì?
- CPA là gì? CPA, CPM, CPC, CPI, PPC, PPA
- CVR là gì?
- Dục tốc bất đạt là gì?
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!