Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Thượng đế là ai?
NoName.145 | |
16/12/2015 14:12:26 |
4.562 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.160 | |
16/12/2015 14:14:22 |
Thượng đế, dịch nghĩa là "vua ở trên cao", "vua ở cõi trời", là từ dùng để gọi các nhân vật thần thánh khác nhau tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể, thường chỉ đến vị thần cao nhất của tôn giáo hay tín ngưỡng đó.
Trong tín ngưỡng Trung Hoa
Đời Thương ở Trung Quốc, vua được gọi là "đế", do đó họ suy luận trên trời cao cũng có một vị vua cai trị, và gọi là Thượng đế. Đến các giai đoạn sau, vị Thượng đế này được mang các tên cụ thể khác nhau, nên từ Thượng đế trở thành tôn hiệu chung dành cho không phải chỉ một vị thần.
Có một số vị thần được mang tôn hiệu Thượng đế như:
- Ngọc Hoàng Thượng đế
- Tam hoàng cũng gọi là Khai Thiên Tịch địa Thái hạo hoàng Thượng đế
- Thần Chân Vũ cũng được gọi là Huyền thiên Thượng đế.
Ký họa tên của Thiên Chúa YHWH trong ký tự tiếng Do Thái, trên bức tường phía sau bục giảng trong 1 nhà thờ cổ tại Ragunda (Thụy Điển)
Ngọc Hoàng, tranh vẽ thời Minh, thế kỷ 16
Tượng Shiva của Ấn Độ giáo, tại Bangalore, Ấn Độ
Nghĩa trong tôn giáo
Trong tiếng Việt, Thượng đế là vị thần tối cao duy nhất cai quản tất cả. Tuỳ vào tôn giáo có tin vào việc có thuyết sáng thế hay không, mà Thượng đế là đấng sáng thế hoặc chỉ là đấng cai trị, và Thượng đế mang các tên riêng.
1. Thượng đế trong Đạo giáo Trung Quốc là Ngọc Hoàng, hay Thiên hoàng Thượng đế.
2. Thượng để trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham:
- Thượng đế trong Do Thái giáo có danh hiệu là Đấng Tự Hữu - YHWH (yé-ho-wa-hé) (phát âm tiếng Việt là Gia-vê, hoặc Giê-hô-va), cũng còn gọi là Thiên Chúa, hoặc Đức Chúa Trời, tức là Chủ tể của Trời và Đất vì Ngài là Đấng Tạo hóa nên vạn vật từ hư không.
- Thượng đế trong Kitô giáo cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo vì Kitô giáo tuyên bố họ là tôn giáo kế thừa và kiện toàn Do Thái giáo. Mặc dù Kitô giáo thường không gọi Thiên Chúa của họ là YHWH như Do Thái giáo, họ tin thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi. Kitô giáo dùng chung một số bản Thánh Kinh cổ truyền của Do Thái giáo gọi là Cựu Ước để phân biệt với các bản Thánh Kinh từ sau Chúa Giêsu gọi là Tân Ước.
- Thượng đế trong Hồi giáo là Allah, có nghĩa là Thần-Linh. Nhìn chung, Allah được tin cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo và Kitô giáo.
3. Thượng đế trong Ấn Độ giáo là Brahma (hoặc tập hợp cả Brahma, Vishnu, Shiva)
4. Thượng đế trong đạo Cao Đài là Đức Chí Tôn (Đức Cao Đài)
5. Thượng đế trong Phật giáo là Phạm Thiên Vương. Thực ra trong Phật Pháp, không có thượng đế, mà cũng không có nói thượng đế là người tạo hóa, Phạm Thiên Vương chỉ là một trong các vị thiên vương (ông trời) ở trên các tầng trời, do công đức tu hành cao nên khi hết một báo thân, chúng sanh đó được sanh lên các tầng trời theo nghiệp báo của họ, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi vòng sinh tử.Phạm Thiên Vương là vua cảnh trời Đại Phạm, Ngài có quyền luôn ở ba cõi: Phạm thân Thiên, Phạm chúng Thiên, Phạm phụ Thiên. Ngài cai quản Tam thiên đại thiên thế giới tức cõi Ta bà nầy (rộng tới 1 tỷ tỷ thế giới, 1 thế giới bằng 1 hệ ngân hà hoặc lớn hơn)(cõi Ta bà chi là khu hóa độ chúng sanh của Phật Thích Ca, mỗi một vị Phật đều có khu hóa độ riêng). Ngài có khuyên Đức Thích Ca xuất gia. Khi Đức Thích Ca thành Phật, Ngài có hiện đến cầu Đức Thích Ca đi truyền đạo cứu đời. Ngài cũng có cầu thỉnh Đức Phật Thích Ca thuyết pháp nhiều lần. Trong những dịp đưa và rước Phật một cách long trọng như lúc Phật từ cảnh Tiên Đạo Lỵ mà trở về cõi người, thì Phạm Thiên Vương và Đế Thích thường theo chầu Phật, Đế Thích cầm bạch phất đuổi ruồi cho Phật, Phạm Thiên Vương cầm bảo cái (lọng báu) che cho Phật. Khi Phật giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa để truyền cái Phật quả cho chư Bồ Tát, Phạm Thiên Vương có hiện đến với một vạn hai ngàn chư Thiên trong Phạm gioi mà dự nghe một cách cung kính. Và đến khi Phật nhập Niết bàn, Phạm Thiên Vương cũng có hiện lại mà tỏ lời thương tiếc. Tùng theo Phạm Thiên Vương có những hàng Tiên kêu là Phạm Thiên Nhơn và có những hàng Tiên mới sanh lên, kêu là Phạm Thiên tử."
Bản ngã của Thượng đế
Trong các tôn giáo, Thượng đế có bản ngã (hữu ngã), có mang nhân tính, có hiểu biết, tình cảm, hành động, và có thể có hình dạng cụ thể, hoặc thể hiện mình ra dưới hình dạng cụ thể cho con người đoán nhận. Tuy nhiên có niềm tin cho rằng Thượng đế chỉ là cội nguồn quy luật của tự nhiên, là tạo hoá tự nhiên, hoàn toàn khách quan không mang tính chất nào của bản ngã, nhân tính. Cũng có niềm tin cho rằng Thượng đế là kết hợp của cả hai, vừa hữu ngã vừa vô ngã, hoặc con người không thể nhận biết được bản chất của Thượng đế.
Nghĩa bóng
Trong ngôn ngữ kinh doanh, Thượng đế còn được dùng cách bóng bẩy để chỉ khách hàng để thể hiện sự coi trọng: "Khách hàng là thượng đế".
Trong tín ngưỡng Trung Hoa
Đời Thương ở Trung Quốc, vua được gọi là "đế", do đó họ suy luận trên trời cao cũng có một vị vua cai trị, và gọi là Thượng đế. Đến các giai đoạn sau, vị Thượng đế này được mang các tên cụ thể khác nhau, nên từ Thượng đế trở thành tôn hiệu chung dành cho không phải chỉ một vị thần.
Có một số vị thần được mang tôn hiệu Thượng đế như:
- Ngọc Hoàng Thượng đế
- Tam hoàng cũng gọi là Khai Thiên Tịch địa Thái hạo hoàng Thượng đế
- Thần Chân Vũ cũng được gọi là Huyền thiên Thượng đế.
Ký họa tên của Thiên Chúa YHWH trong ký tự tiếng Do Thái, trên bức tường phía sau bục giảng trong 1 nhà thờ cổ tại Ragunda (Thụy Điển)
Ngọc Hoàng, tranh vẽ thời Minh, thế kỷ 16
Tượng Shiva của Ấn Độ giáo, tại Bangalore, Ấn Độ
Nghĩa trong tôn giáo
Trong tiếng Việt, Thượng đế là vị thần tối cao duy nhất cai quản tất cả. Tuỳ vào tôn giáo có tin vào việc có thuyết sáng thế hay không, mà Thượng đế là đấng sáng thế hoặc chỉ là đấng cai trị, và Thượng đế mang các tên riêng.
1. Thượng đế trong Đạo giáo Trung Quốc là Ngọc Hoàng, hay Thiên hoàng Thượng đế.
2. Thượng để trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham:
- Thượng đế trong Do Thái giáo có danh hiệu là Đấng Tự Hữu - YHWH (yé-ho-wa-hé) (phát âm tiếng Việt là Gia-vê, hoặc Giê-hô-va), cũng còn gọi là Thiên Chúa, hoặc Đức Chúa Trời, tức là Chủ tể của Trời và Đất vì Ngài là Đấng Tạo hóa nên vạn vật từ hư không.
- Thượng đế trong Kitô giáo cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo vì Kitô giáo tuyên bố họ là tôn giáo kế thừa và kiện toàn Do Thái giáo. Mặc dù Kitô giáo thường không gọi Thiên Chúa của họ là YHWH như Do Thái giáo, họ tin thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi. Kitô giáo dùng chung một số bản Thánh Kinh cổ truyền của Do Thái giáo gọi là Cựu Ước để phân biệt với các bản Thánh Kinh từ sau Chúa Giêsu gọi là Tân Ước.
- Thượng đế trong Hồi giáo là Allah, có nghĩa là Thần-Linh. Nhìn chung, Allah được tin cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo và Kitô giáo.
3. Thượng đế trong Ấn Độ giáo là Brahma (hoặc tập hợp cả Brahma, Vishnu, Shiva)
4. Thượng đế trong đạo Cao Đài là Đức Chí Tôn (Đức Cao Đài)
5. Thượng đế trong Phật giáo là Phạm Thiên Vương. Thực ra trong Phật Pháp, không có thượng đế, mà cũng không có nói thượng đế là người tạo hóa, Phạm Thiên Vương chỉ là một trong các vị thiên vương (ông trời) ở trên các tầng trời, do công đức tu hành cao nên khi hết một báo thân, chúng sanh đó được sanh lên các tầng trời theo nghiệp báo của họ, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi vòng sinh tử.Phạm Thiên Vương là vua cảnh trời Đại Phạm, Ngài có quyền luôn ở ba cõi: Phạm thân Thiên, Phạm chúng Thiên, Phạm phụ Thiên. Ngài cai quản Tam thiên đại thiên thế giới tức cõi Ta bà nầy (rộng tới 1 tỷ tỷ thế giới, 1 thế giới bằng 1 hệ ngân hà hoặc lớn hơn)(cõi Ta bà chi là khu hóa độ chúng sanh của Phật Thích Ca, mỗi một vị Phật đều có khu hóa độ riêng). Ngài có khuyên Đức Thích Ca xuất gia. Khi Đức Thích Ca thành Phật, Ngài có hiện đến cầu Đức Thích Ca đi truyền đạo cứu đời. Ngài cũng có cầu thỉnh Đức Phật Thích Ca thuyết pháp nhiều lần. Trong những dịp đưa và rước Phật một cách long trọng như lúc Phật từ cảnh Tiên Đạo Lỵ mà trở về cõi người, thì Phạm Thiên Vương và Đế Thích thường theo chầu Phật, Đế Thích cầm bạch phất đuổi ruồi cho Phật, Phạm Thiên Vương cầm bảo cái (lọng báu) che cho Phật. Khi Phật giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa để truyền cái Phật quả cho chư Bồ Tát, Phạm Thiên Vương có hiện đến với một vạn hai ngàn chư Thiên trong Phạm gioi mà dự nghe một cách cung kính. Và đến khi Phật nhập Niết bàn, Phạm Thiên Vương cũng có hiện lại mà tỏ lời thương tiếc. Tùng theo Phạm Thiên Vương có những hàng Tiên kêu là Phạm Thiên Nhơn và có những hàng Tiên mới sanh lên, kêu là Phạm Thiên tử."
Bản ngã của Thượng đế
Trong các tôn giáo, Thượng đế có bản ngã (hữu ngã), có mang nhân tính, có hiểu biết, tình cảm, hành động, và có thể có hình dạng cụ thể, hoặc thể hiện mình ra dưới hình dạng cụ thể cho con người đoán nhận. Tuy nhiên có niềm tin cho rằng Thượng đế chỉ là cội nguồn quy luật của tự nhiên, là tạo hoá tự nhiên, hoàn toàn khách quan không mang tính chất nào của bản ngã, nhân tính. Cũng có niềm tin cho rằng Thượng đế là kết hợp của cả hai, vừa hữu ngã vừa vô ngã, hoặc con người không thể nhận biết được bản chất của Thượng đế.
Nghĩa bóng
Trong ngôn ngữ kinh doanh, Thượng đế còn được dùng cách bóng bẩy để chỉ khách hàng để thể hiện sự coi trọng: "Khách hàng là thượng đế".
Tags: Thượng đế là ai,thượng đế,Thiên hoàng Thượng đế,Đế Thích là ai,Đế Thích,Ngọc Hoàng,Ngọc Hoàng Thượng Đế,Thiên Chúa,vua ở trên cao,vua ở cõi trời
Câu hỏi mới nhất:
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Làm thế nào để quên crush cũ?
- Tại sao cr lại cười mỗi khi ai đó nhắc tên tớ trước mặt cậu ấy?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!