Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Tình yêu là gì?

NoName.209
23/12/2015 01:15:21
4.864 lượt xem
Trả lời / Bình luận (2)
NoName.224
23/12/2015 01:38:00
Tình yêu là cảm xúc ngọt ngào, hạnh phúc, lãng mạn, thương nhớ, hờn giận, tình yêu có những lúc rất đẹp nhưng tình yêu không phải chỉ có màu hồng.

Hình trái tim thường là biểu tượng cho tình yêu.
Hình trái tim thường là biểu tượng cho tình yêu.

Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân ("Tôi yêu mẹ tôi") đến niềm vui sướng("Tôi thích món ăn"). Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm - "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác". Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính bản thân mình hoặc các con vật.

Hình thiên thần nhỏ, có cánh cũng là một biểu tượng cho tình yêu
Hình thiên thần nhỏ, có cánh cũng là một biểu tượng cho tình yêu

Người Hy Lạp cổ đại xác định bốn hình thức của tình yêu:
1. Quan hệ gần gũi của họ hàng hay người thân (trong tiếng Hy Lạp, storge).
2. Tình bạn (philia).
3. Ham muốn tình dục và/hoặc cảm xúc lãng mạn (eros).
4. Xúc cảm dành cho các giá trị tôn giáo (agape).

Các tác giả hiện đại đã phân biệt các biến thể chi tiết hơn nữa của tình yêu lãng mạn. Các nền văn hóa không phải của phương Tây cũng có các biến thể khác nhau cho các trạng thái cảm xúc này. Sự đa dạng của việc sử dụng và ý nghĩa kết hợp với sự phức tạp của những cảm giác của tình yêu làm cho việc thống nhất xác định thế nào là tình yêu trở nên cực kỳ khó khăn khi so với các trạng thái cảm xúc khác.

Tình yêu với các hình thức khác nhau của nó đóng vai trò như một nhân tố chính trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, do nó là đặc biệt quan trọng trong tâm lý, tình yêu đã và luôn là một trong những chủ đề phổ biến nhất trong sáng tạo nghệ thuật.

Tình yêu có thể được hiểu như là một chức năng để giữ cho con người cùng nhau chống lại khó khăn và tạo điều kiện cho sự duy trì nòi giống của con người.

Định nghĩa
Từ "tình yêu" có thể có nhiều ý nghĩa liên quan nhưng khác biệt trong các bối cảnh khác nhau. Nhiều ngôn ngữ khác sử dụng nhiều từ ngữ để diễn tả một số khái niệm khác nhau của "tình yêu"; một ví dụ là có 4 từ Hy Lạp cho "tình yêu" (storge, philia, eros, agape). Khác biệt trong khái niệm tình yêu của các nền văn hóa khác nhau dẫn đến việc thành lập một định nghĩa phổ quát cho tình yêu là rất khó khăn.

Mặc dù bản chất của tình yêu là một đề tài tranh luận thường xuyên, các khía cạnh khác nhau của từ này có thể được làm rõ bằng cách xác định những gì không phải là tình yêu (từ trái nghĩa của nó). Tình yêu như một biểu hiện chung của tâm lý tích cực (một hình thức mạnh mẽ của ưa thích) thường trái ngược với ghét bỏ (hoặc thờ ơ theo nghĩa trung tính); nếu tình yêu như một hình thức tình cảm thân mật bao gồm nhiều cảm xúc lãng mạn và ít cảm xúc tình dục, khi đó thường có nghĩa trái ngược với ham muốn; còn nếu tình yêu như một mối quan hệ giữa các cá nhân với cảm xúc lãng mạn, khi đó tình yêu đôi khi mang nghĩa trái ngược với tình bạn, mặc dù tình yêu thường được áp dụng cho các tình bạn gần gũi. (Nghĩa mơ hồ hơn nữa áp dụng cho các từ như "bạn gái", "bạn trai", hay thành ngữ "chỉ là bạn tốt").

Thảo luận tình yêu một cách trừu tượng thường đề cập đến một trải nghiệm một người cảm thông với một người khác. Tình yêu thường liên quan đến việc chăm sóc cho một người hay một vật (thuyết chăm sóc về tình yêu), bao gồm cả bản thân mình (tự ngưỡng mộ bản thân - narcissism). Ngoài sự khác biệt giữa các văn hóa trong sự hiểu biết về tình yêu, quan điểm về tình yêu cũng đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Một số nhà sử học trong giai đoạn Phục Hưng châu Âu hoặc sau thời Trung Cổ lại có quan niệm hiện đại về tình yêu lãng mạn, mặc dù sự tồn tại các cảm xúc lãng mạn được các bài thơ tình cổ đại ghi nhận.

Tính chất phức tạp và trừu tượng của tình yêu thường tạo ra các thành ngữ về tình yêu ở đó tình yêu vượt trên mọi cảm xúc khác. Dẫn chứng là một số câu tục ngữ thông thường về tình yêu, từ "Tình yêu sẽ chiến thắng tất cả" của Virgil đến "Tất cả thứ bạn cần là tình yêu" của Beatles. Thánh Thomas Aquinas, sau Aristotle, định nghĩa tình yêu là "tạo ra điều tốt lành cho người khác." Bertrand Russell mô tả tình yêu như một điều kiện "có giá trị tuyệt đối", trái ngược với giá trị tương đối. Nhà triết học Gottfried Leibniz nói tình yêu là "vui mừng vì hạnh phúc của người khác." Nhà sinh học Jeremy Griffith định nghĩa tình yêu là "lòng vị tha vô điều kiện".

Tình yêu nam nữ
Tình yêu giữa hai giới tính nam và nữ được định nghĩa là "Hệ quả của sự kết hợp giữa bản năng và trí tuệ của con người".

Định nghĩa trên hình thành từ khái niệm "bản năng con người" và "trí tuệ con người". Theo triết học: tình yêu là một loại tình cảm giữa người và người, hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ.

Bản năng con người được nhìn nhận trong đây là những hành động suy nghĩ sẵn có từ trong tự nhiên trong đó có việc giao cấu để duy trì nòi giống (giữa hai giống đực và cái), việc tụ tập số đông - kết hợp nhiều cá thể để đạt mục đích sinh tồn, v.v...

Trong xã hội loài người phát triển, với bộ óc thông minh, hay trong đây gọi là "trí tuệ" cho phép con người không chỉ dừng lại ở việc kết hợp cá thể hay giao cấu đơn thuần như ở động vật mà còn hình thành vô số những biểu hiện quan tâm, chăm sóc, bảo vệ,... lẫn nhau.

Từ hai yếu tố trên, tình yêu trở thành điều tất yếu trong xã hội và hơn nữa, sự kết hợp của trí tuệ làm cho những biểu thái của tình yêu đa dạng thậm chí kỳ lạ, khiến nhiều người cảm thấy rất khó để có thể có một cơ sở chắc chắn khi nói về tình yêu giới tính.

So sánh giữa sự kết hợp giới ở động vật, từ những loài có trí não kém phát triển như bò sát, chim,... cho đến thú đặc biệt là khỉ, vượn,... và con người phong kiến, con người hiện đại, đặc biệt là thế hệ những người phát triển trước thế giới cả trăm năm như Hoa Kỳ, Anh,... sẽ tìm thấy những điểm lý thú và vô cùng logic trong tình yêu giới tính.

Khái niệm Tình yêu nam nữ
1. Nếu định nghĩa theo các yếu tố cấu thành thì tình yêu gồm có 3 yếu tố:
- Sự hâm mộ về tâm hồn thì nảy sinh ra tình bạn.
- Sự hâm mộ về tri thức tạo ra lòng kính trọng.
- Sự hâm mộ về thể xác tạo ra sự ham muốn.
Cộng cả ba cái này lại thì ra khái niệm tình yêu.

Tình yêu = Tình bạn + Tôn trọng + Ham muốn (hâm mộ tâm hồn, ngưỡng mộ về tri thức, và nét đẹp bên ngoài)

Nếu tình yêu của 2 người trong cuộc mà thiếu đi một trong 3 yếu tố trên, thì trước sau gì cũng sẽ có mâu thuẫn xảy đến

2. Nếu định nghĩa theo cảm xúc:
Thì tình yêu là một chuỗi các cảm xúc tích cực. Tích cực, tích cực, tích cực: đến một lượng cảm xúc tích cực nào đó thì từ không quen biết đã chuyển sang tình cảm (yêu, ghét), và cứ tích cực đến một lượng đủ sẽ chuyển sang tình yêu.

Ngoài tình yêu nam nữ còn có:

Tình yêu thiên nhiên
Tình yêu thiên nhiên tức là phải biết yêu trọng quý mến và giữ gìn thiên nhiên, cảnh vật,... biết làm thế nào để giữ môi trường thật trong sạch không bị ô nhiễm.

Tình yêu quê hương, đất nước
Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thường gắn với khái niệm quốc gia. Nó gồm những quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn bảo vệ những đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia. Hiện nay chủ nghĩa yêu nước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùng như những từ đồng nghĩa. Nếu xét cặn kẽ thì chủ nghĩa dân tộc liên quan tới các học thuyết và phong trào chính trị hơn, trong khi chủ nghĩa yêu nước liên quan tới quan niệm nhiều hơn.

Tình yêu đồng loại
Tình yêu đồng loại là tình yêu thương, thông cảm giữa hai con người với nhau. Họ thông cảm, giúp đỡ nhau về hoàn cảnh kinh tế gia đình, rủi ro do thiên nhiên. Tinh yêu thương đồng loại giữa con người với con người không phân biệt về ngôn ngữ, quốc gia, dân tộc và màu da.

Tình yêu công việc
Tình yêu công việc thường được gọi là đam mê với công việc là một cảm xúc, ham muốn, đến mức như không gì cưỡng lại được và không gì có thể thay thế. Trong tiếng Việt, đam mê khi được gọi theo ý xấu sẽ là ham mê, để chỉ các ham muốn thiếu lành mạnh, thí dụ như ham mê rượu chè, cờ bạc. Đối với các bạn trẻ mới lớn, tình yêu có thể xem là một đam mê quen thuộc nhất và mạnh mẽ nhất, khi mạnh mẽ thái quá thì được gọi là si mê. Đam mê là cảm nhận, kinh nghiệm của từng cá nhân một, không ai hoàn toàn giống ai.

Tình yêu trong văn hóa thế giới
Trung Quốc
Trong ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhiều thuật ngữ thể hiện khái niệm "tình yêu":
愛 ái được dùng như một động từ (ví dụ trong 我愛你 wǒ ài nǐ "anh/em yêu em/anh") hay một danh từ, đặc biệt ái tình (愛情).

Nhật Bản
愛, あい ai là yêu trong tiếng nhật. 愛してる Aishiteru là "anh/em yêu em/anh".

Hàn Quốc
Saranghae, hay Saranghaeyo được dùng như Tôi/tớ/anh/em yêu bạn/cậu/em/anh

Nga
"Любовь" trong tiếng Nga có nghĩa là "tình yêu"

Latin
Ngôn ngữ Latin có nhiều động từ ứng với "tình yêu".
Amare là gốc của động từ "yêu", mà ngày nay vẫn còn sử dụng trong tiếng Ý.

Pháp
"Amour" trong tiếng Pháp có nghĩa là "tình yêu". Trong một cuộc khảo sát của các chuyên gia ngôn ngữ trước ngày lễ Tình nhân, amour được bình chọn là từ lãng mạn nhất thế giới.

Ý
Ti Amo

Việt Nam
Anh/Em yêu em/anh

Đức
"Liebe" trong tiếng Đức có nghĩa là "tình yêu".
0 0
NoName.8120
16/09/2020 21:31:12
cho mình xin tên của người viết được không ạ???
 
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư