Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862 Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng. Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận ...
Nguyễn Thu Hiền | Chat Online | |
05/09 16:43:17 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ.
Nghĩa quân tranh thủ thời gian ra sức xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi.
Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa, ngày 28/2/1863 giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Năm đó ông 44 tuổi.
(Lịch sử 11, NXB Giáo Dục, Hà Nội)
Căn cứ cuối cùng của nghĩa quân Trương Định đóng ở đâu?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Tân Hòa. 0 % | 0 phiếu |
B. Tân Phước. 0 % | 0 phiếu |
C. Cai Lậy 0 % | 0 phiếu |
D. Gò Công. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Ý nghĩa quan trọng nhất của việc giải quyết căn bản nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám là gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Ngày 6 – 1 - 1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu khắp Bắc – Trung - Nam vào Quốc hội, tượng trưng cho khối đoàn kết toàn dân tộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Nguyên nhân sâu xa nào khiến phong trào Cần Vương 1885-1896 thất bại? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Phong trào Cần vương phát triển qua 2 giai đoạn: a) Từ năm 1885 dến năm 1888 Thời gian này, phong trào dược đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Trong Luận cương chính trị (10/1930) xác định, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, điều đó có nghĩa là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10 – 1930. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Mở đầu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy" đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại uý Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc. Ngày 5 - 11 - 1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi hội quân với Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Câu chuyện Cậu bé ham học hỏi muốn nói với chúng ta điều gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về nội dung bài đọc? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Những lí do nào giúp Hoóc-king thành công? (Chọn 2 đáp án) (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại, Hoóc-king đã có đóng góp gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về bố của Xti-vơn Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi Hoóc-king còn nhỏ, bố đã tặng cho cậu cái gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu nói "Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời." cho thấy Hoóc-king là người thế nào? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn nào cho thấy rõ Hoóc-king mê học hỏi, tìm tòi, khám phá? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn đầu tiên trong bài đã giới thiệu gì về Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Nhân vật chính trong câu chuyện Cậu bé ham học hỏi là ai? (Tiếng Việt - Lớp 4)