Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70: Du nhập vào Thăng Long khá phức tạp nhưng có thể chia thành hai nhóm chính: Thứ nhất là trí thức và tầng lớp quý tộc địa phương, thứ hai là thường dân. Có muôn vàn lí do dân tứ chiếng nhập cư vào Thăng Long nhưng với thường dân thì Thăng Long là miền đất hứa. Họ mong muốn tìm được cuộc sống tốt đẹp hơn ở mảnh đất này. Ở góc độ khác, trong quá trình phát triển và hoàn thiện của một đô thị, Thăng Long cũng cần dân nhập cư. Vì có công với ...

Nguyễn Thị Thương | Chat Online
05/09/2024 22:05:23 (Tổng hợp - Lớp 12)
8 lượt xem

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Du nhập vào Thăng Long khá phức tạp nhưng có thể chia thành hai nhóm chính: Thứ nhất là trí thức và tầng lớp quý tộc địa phương, thứ hai là thường dân. Có muôn vàn lí do dân tứ chiếng nhập cư vào Thăng Long nhưng với thường dân thì Thăng Long là miền đất hứa. Họ mong muốn tìm được cuộc sống tốt đẹp hơn ở mảnh đất này. Ở góc độ khác, trong quá trình phát triển và hoàn thiện của một đô thị, Thăng Long cũng cần dân nhập cư. Vì có công với nhà Lý, các họ Tống, Lê, Trịnh ở Hữu Tiệp (nay thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) từ Tống Sơn (Thanh Hóa) và Hoa Lư (Ninh Bình) kéo nhau ra Thăng Long từ thế kỉ XI. Đến đời Trần, do có tuyên ngôn “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông”, một người làm quan, cả họ được nhờ nên dân xứ Nam lũ lượt kéo lên Thăng Long. Không chỉ dân ở các vùng miền ra Thăng Long sống chung với các làng hay lập ấp mới mà còn có cả tù binh. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp giãi bày, ông không phải người gốc Việt, cụ tổ của ông là người Chăm bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chăm Pa nửa cuối thế kỉ XIV. Song người dân ở các vùng quê không thể dứt áo ra kinh đô là do chế độ sở hữu ruộng đất. Vì công điền nên tất cả phải cùng làm, cùng ăn và thời kì đó làm nông nghiệp rất vất vả, chống chọi với thiên nhiên bão lũ khi cả vùng đồng bằng Bắc Bộ là đất trũng. Họ phải cùng nhau đắp đê, cấy hái và dù sao họ cũng có mức sống tối thiểu nên ít ai tính chuyện ra Thăng Long.

(Nguyễn Ngọc Tiến, Đi xuyên Hà Nội, NXB Trẻ, 2015, tr. 71 - 72)

Theo đoạn trích, có mấy luồng nhập cư vào Thăng Long? Đó là những luồng nhập cư nào?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Hai luồng: trí thức và tầng lớp quý tộc địa phương.
0 %
0 phiếu
B. Hai luồng: thường dân và trí thức.
0 %
0 phiếu
C. Hai luồng: tầng lớp quý tộc địa phương, trí thức và thường dân.
0 %
0 phiếu
D. Ba luồng: trí thức, thường dân và tầng lớp quý tộc địa phương.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×