Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55: Hồi ấy, cha tôi 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá, xui rủi sao một hôm nọ bị máy chém cụt mất tay trái, nhà lại nghèo rớt mồng tơi, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy cô gái điên có chút nhan sắc thì động lòng, quyết định đem cô về nhà làm vợ cho cha tôi, đợi đến khi cô ta sinh cho nhà tôi “đứa nối dõi” thì sẽ đuổi đi [...] Không ngờ, năm tôi lên 6 tuổi, mẹ tôi đột ngột trở về sau 5 năm lang thang. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy ...

Trần Bảo Ngọc | Chat Online
05/09 23:05:41 (Tổng hợp - Lớp 12)
6 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Hồi ấy, cha tôi 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá, xui rủi sao một hôm nọ bị máy chém cụt mất tay trái, nhà lại nghèo rớt mồng tơi, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy cô gái điên có chút nhan sắc thì động lòng, quyết định đem cô về nhà làm vợ cho cha tôi, đợi đến khi cô ta sinh cho nhà tôi “đứa nối dõi” thì sẽ đuổi đi [...]

Không ngờ, năm tôi lên 6 tuổi, mẹ tôi đột ngột trở về sau 5 năm lang thang. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó áo quần rách bươm, tóc tai còn vương những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là ngủ đêm trong đống cỏ nào. Tôi quay đầu chạy một mạch. Tôi không thèm người mẹ điên này. Còn bà nội và cha tôi sau đó đã đưa mẹ về nhà.

Khi xưa, bà nội đuổi mẹ tôi đi, lương tâm bà vô cùng cắn rứt, bà ngày càng già yếu, trái tim bà cũng không còn sắt đá được nữa, nên bà đưa mẹ về. [...]

Tôi vào lớp Một, cha được một hộ nuôi cá ở làng bên mướn đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn làm ruộng dưới sự dạy dỗ của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không gây ra rắc rối nào lớn nữa. [...]

Một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp Ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội liền sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi, mẹ đã ngã ì oạch mấy lần nên toàn thân trông như con khỉ lấm bùn. Mẹ đứng ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng gọi tôi: “Thụ… ô…”. Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi thì như ngồi trên bàn chông, lòng oán hận mẹ khủng khiếp. Hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi mất thể diện, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu chọc ghẹo.

Trong lúc nó đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp lấy cái hộp bút trước mặt, đập mạnh cho nó một phát, nhưng Phạm Gia Hỷ đã tránh được. Nó lao tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co quyết liệt. Tôi vốn nhỏ con, không phải là đối thủ của nó, bị nó đè xuống đất dễ dàng. Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng “vút” kéo dài từ ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp lao vào, tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.

Mẹ không biết rằng mình đã gây ra đại họa. Trước mặt tôi, mẹ tỏ vẻ lấy lòng. Tôi hiểu ra đây chính là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, nhưng tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì mẹ không đành lòng nhìn con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Tôi không kìm được nữa, kêu lên: “Mẹ!”. Và đó là tiếng gọi “Mẹ” đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. [...]

Mùa hè năm 2000, tôi thi đậu vào trung học với kết quả xuất sắc. Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn làm thuê với 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi do mẹ đảm đương, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa mẹ mang đi cho tôi. 20 km đường núi ngoằn ngoèo làm mẹ khổ sở ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. [...]

Một chủ nhật, mẹ lại đến. Không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: “Ngọt quá mẹ, ở đâu ra vậy?” Mẹ nói: “Tôi… tôi hái…”. Tôi không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: “Mẹ à, mẹ ngày càng tài giỏi!”. Mẹ cười hì hì. [...]

Trước khi mẹ về, tôi luôn miệng dặn dò mẹ phải đi đứng cẩn thận, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập cho kì thi cuối cùng của bậc phổ thông. Ngày hôm sau, khi tôi đang ở trên lớp, bà thím hấp tấp chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi, mẹ tôi có đến tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói mẹ đưa và về hôm qua rồi. Thím nói: “Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!”

Tim tôi thót lên một cái, không phải mẹ đi lạc đường đấy chứ? Chặng đường này mẹ đã đi 3 năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: “Mẹ mày có nói gì không?”. Tôi bảo không, mẹ chỉ đem cho cháu chục quả đào dại. Thím đập hai tay: “Thôi chết rồi, hỏng thật rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!” [...]

Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã đông lại thành một đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức cảm thấy ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, kêu gào thảm thiết: “Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận khi đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ…! Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào…”. Tôi áp sát đầu vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc đến mức những hòn đá trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

(Mẹ điên, Trang Hạ dịch)

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)

Nội dung chính của câu chuyện trên là gì?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Cuộc đời khổ cực của một người mẹ bị bệnh tâm thần và tình yêu thương vô điều kiện của bà dành cho con trai duy nhất.
0 %
0 phiếu
B. Bài học về lòng biết ơn và tôn trọng cha mẹ, dù họ có bất hạnh hay khuyết tật.
0 %
0 phiếu
C. Cuộc đời đầy biến cố của một người mẹ bị bệnh tâm thần và sự trưởng thành của con trai duy nhất của bà.
0 %
0 phiếu
D. Sự hối hận và bi kịch của người con trai khi mất đi người mẹ đã hi sinh vì anh.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư