Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng cùng làm một nghề thủ công. Mỗi đầu phố đều có cổng, các cổng này đóng vào ban đêm. Mỗi làng đều có bộ máy hành chính riêng, có trưởng phố, đền chùa cũng như một ngôi đình riêng. Đình là kiến trúc thuần chất nông thôn, nhưng đã được chuyển ra phố, là ...
Phạm Văn Phú | Chat Online | |
05/09/2024 23:05:49 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA
[1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng cùng làm một nghề thủ công. Mỗi đầu phố đều có cổng, các cổng này đóng vào ban đêm. Mỗi làng đều có bộ máy hành chính riêng, có trưởng phố, đền chùa cũng như một ngôi đình riêng. Đình là kiến trúc thuần chất nông thôn, nhưng đã được chuyển ra phố, là nơi thờ các tổ nghề hoặc thành hoàng làng gốc.
[2] Thợ thủ công và các thương nhân cùng làng quê gốc tập hợp thành các phường hội chuyên sản xuất hoặc bán một mặt hàng. Thợ kim hoàn xuất thân từ làng Châu Khê định cư tại phố Hàng Bạc ngày nay, thợ tiện gỗ ở làng Nhị Khê tập trung tại phố Tô Tịch... Tinh thần đoàn kết của người nông thôn được gìn giữ trong các “ngôi làng thành thị” này và họ vẫn luôn giữ mối liên hệ với làng quê gốc thông qua việc tuyển nhân công, cung ứng nguyên liệu, ghi tên vào gia phả của làng, mang tiền kiếm được về đầu tư lại ở làng, hàng năm tham gia vào các ngày hội làng…
[3] Dưới thời Lý - Trần, một ngôi chợ được hình thành ngay gần cửa phía đông thành. Phía trước mặt là đền Bạch Mã. Bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu Đông bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỉ XI, bốn ngôi chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số bốn chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần dần đều đến định cư ở đây.
[4] Trước đây bên cạnh hồ Hoàn Kiếm có một hồ nhỏ hơn gọi là hồ Thái Cực, thông nhau qua một con lạch đi qua quãng phố Cầu Gỗ ngày nay. Xuất xứ tên phố Cầu Gỗ chính từ chiếc cầu gỗ bắc qua lạch nước ấy. Chu vi hồ Thái Cực cũ nay thành: Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bè. Đất phố Đinh Liệt và Gia Ngư trước đây chính là lòng hồ Thái Cực. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, hồ Thái Cực vẫn còn nhưng vào cuối thế kỉ XIX, hồ bị dân xung quanh lấp dần, khoảng năm 1920 thì hồ Thái Cực biến mất. Cái tên phố Gia Ngư bắt nguồn từ tên làng cá sống bằng nghề chài lưới bên hồ Thái Cực xưa.
(Theo Nguyễn Thành Phong, in trong Phố cổ Hà Nội – Kí họa và hồi ức,
Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2015, tr. 21-23)
Mục đích chính của tác giả bài viết này là gì? Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Giới thiệu dự án bảo tồn Hà Nội xưa. | 1 phiếu (100%) |
B. Đề nghị khôi phục vẻ đẹp Hà Nội xưa. 0 % | 0 phiếu |
C. So sánh Hà Nội xưa và Hà Nội trong hiện tại. 0 % | 0 phiếu |
D. Giới thiệu các thông tin về Hà Nội xưa. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 1 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55: Hồi ấy, cha tôi 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá, xui rủi sao một hôm nọ bị máy chém cụt mất tay trái, nhà lại nghèo rớt mồng tơi, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy cô gái điên có ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55: Hồi ấy, cha tôi 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá, xui rủi sao một hôm nọ bị máy chém cụt mất tay trái, nhà lại nghèo rớt mồng tơi, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy cô gái điên có ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có điểm gì tương đồng? (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong giai đoạn 1941-1945, thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương (Lịch sử - Lớp 12)
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây? (Lịch sử - Lớp 12)
- Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm 1911-1925? (Lịch sử - Lớp 12)
- Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây? (Lịch sử - Lớp 12)
- Lực lượng nào sau đây giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn thể dân tộc trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay? (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào trên lĩnh vực xã hội? (Lịch sử - Lớp 12)
- Sau 10 năm tiến hành đổi mới (1986-1995), Việt Nam đã (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong giai đoạn 1996-2006, ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, gắn với việc từng bước phát triển (Lịch sử - Lớp 12)
- PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là (Lịch sử - Lớp 12)