Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: (1) Tôi thường hình dung sự khiêm tốn giống như một cậu bé đang cố thu mình khác xa với một cậu bé khác đang khoa chân múa tay kể lể về những chiến công của mình. Cậu bé khiêm tốn luôn nói: “Không, cháu chưa làm được gì cho ra hồn cả”, trong khi cậu bé khoác lác ưỡn ngực tự hào: “Tất cả những thành tích ấy đều nhờ đến cháu!”. Thông thường, những cậu bé biết giấu mình sẽ tiến xa hơn những cậu bé “ruột để ngoài da”, bởi vì người thích khoe khoang giống ...

Phạm Văn Phú | Chat Online
05/09 23:06:30 (Tổng hợp - Lớp 12)
195 lượt xem

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

(1) Tôi thường hình dung sự khiêm tốn giống như một cậu bé đang cố thu mình khác xa với một cậu bé khác đang khoa chân múa tay kể lể về những chiến công của mình. Cậu bé khiêm tốn luôn nói: “Không, cháu chưa làm được gì cho ra hồn cả”, trong khi cậu bé khoác lác ưỡn ngực tự hào: “Tất cả những thành tích ấy đều nhờ đến cháu!”. Thông thường, những cậu bé biết giấu mình sẽ tiến xa hơn những cậu bé “ruột để ngoài da”, bởi vì người thích khoe khoang giống như một ván bài lật ngửa, chẳng còn bí mật nào để giữ lại nữa.

(2) Sức mạnh ngầm là những gì mà sự khiêm tốn thường mang lại cho người sở hữu nó. Những người khiêm tốn thường nhận được cảm tình của đám đông. Đám đông thường không chấp nhận sự khoác lác hay khoe khoang, dù không phải người khoe khoang nào cũng sai. Kể cả khi bạn nói: bạn không cần sự ủng hộ của đám đông, thì sự khiêm tốn cũng giúp bạn nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống. Bạn luôn tự biết mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Bạn sẽ còn tiến xa, vì những gì bạn hiểu về bản thân là vô cùng quan trọng.

(3) Tuy nhiên, xin đừng nhầm lẫn khái niệm khiêm tốn với thói quen tự hạ thấp mình để lấy lòng người khác. Có những người luôn nói với cấp trên rằng mình là kẻ bất tài, hèn kém, trong khi họ nghĩ tới điều ngược lại. Sự hạ thấp mình này thường khiến người đối diện cảm thấy thương hại, không đề phòng. Để cho người khác phải cảm thấy thương hại không phải là ý nghĩa của sự khiêm tốn. Khiêm tốn khác với sự dối lòng. Nếu bạn biết rằng mình xứng đáng đứng ở vị trí số một mà lại cứ phải nói ra điều ngược lại thì đó không phải là bản lĩnh của kẻ mạnh. Không có gì khổ tâm và hèn kém hơn việc phải tự hạ thấp bản thân để làm vừa lòng những người thích sự xu nịnh, luồn cúi. Hãy hiểu sự khiêm tốn giống như cách nói bình tĩnh từ một suy nghĩ bình tĩnh và chín chắn. Bạn không nhận thành tích về mình, bởi vì bạn hiểu rõ những điểm yếu trong con người bạn. Hãy giữ lại chút bí mật về bản thân bạn bằng thái độ khiêm nhường. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

(Alpha Books biên soạn, 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà trường,

NXB Lao động Xã hội, 2015, tr.109-111)

Trong đoạn (1), việc tác giả hình dung về câu chuyện cậu bé khiêm tốn và cậu bé khoác lác có tác dụng gì?

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Cuốn hút người đọc bởi vấn đề mang tính thời sự, gây “sốc”.
0 %
0 phiếu
B. Dẫn dắt người đọc vào vấn đề nghị luận sinh động, cụ thể, dễ hiểu.
76.92 %
10 phiếu
C. Chứng minh tầm quan trọng của vấn đề nghị luận trong văn bản.
15.38 %
2 phiếu
D. Nêu ra một luận đề để phần sau dùng lập luận bác bỏ luận đề đó.
7.69 %
1 phiếu
Tổng cộng:
13 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư