Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, nhưng lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Đông Nam Bộ là có nền kinh tế hàng hóa sớm ...

Nguyễn Thu Hiền | Chat Online
05/09 23:11:58 (Tổng hợp - Lớp 12)
6 lượt xem

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114

Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, nhưng lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.

Đông Nam Bộ là có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước. Vùng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới kĩ sư, bác sĩ, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh; có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tốt đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Đây là địa bàn thu hút lớn nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Đông Nam Bộ, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng. Với vị trí dẫn đầu trong cơ cấu công nghiệp cả nước, việc phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng và cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch còn nhiều tiềm năng. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng. Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt đối với nguồn tài nguyên dầu khí, việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí sẽ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ Đông Nam Bộ.

(Nguồn: Ttrang 176 – 181, bài 39, sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản)

Nhận định không đúng về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ là

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp
0 %
0 phiếu
B. Dẫn đầu cả nước về giá trị hàng xuất khẩu
0 %
0 phiếu
C. Thu hút nhiều nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
0 %
0 phiếu
D. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư