LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117: "Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ ...

Nguyễn Thị Thảo Vân | Chat Online
05/09 23:21:17 (Tổng hợp - Lớp 12)
10 lượt xem

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:

"Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất v.v..

Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội, các nước này đã đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế-xã hội.

Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo. Kế hoạch phát triển kinh tế 6 năm của Thái Lan (1961-1966) đã tăng thu nhập quốc dân 7,6%, dự trữ ngoại tệ và vàng tăng 15%. Với Malaixia, sau kế hoạch 5 năm (1966-1970), miền Tây đã tự túc được lương thực, miền Đông giảm nhập khẩu gạo v.v...

Tuy nhiên, chiến lược kinh tế này cũng bộc lộ những hạn chế.

Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn tới tình trạng thua lổ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

Sự hạn chế đó đã buộc chính phủ các nước, từ những năm 60-70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại). Các nước này đều tiến hành "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, bộ mặt kinh tế-xã hội của các nước này có sự biến đổi to lớn. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đạt tới 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển. Vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội đã được chú trọng giải quyết.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm nước này khá cao : Trong những năm 70 của thế kỉ XX, tốc độ tăng trưởng của Inđônêxia là 7%-7,5%, của Malaixia là 7,8%, của Philippin là 6,3%, còn Thái Lan là 9% (1985-1995), Xingapo chuyển mình mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng 12% (1966-1973) và trở thành "con rồng" nổi trội nhất trong bốn "con rồng" kinh tế của châu Á".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 29)

Ngay sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng nào sau đây?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
0 %
0 phiếu
B. Kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ phương Tây.
0 %
0 phiếu
C. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
0 %
0 phiếu
D. Công nghiệp hóa thay cho việc xuất khẩu.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư