Thí sinh đọc Bài đọc 3 và trả lời các câu hỏi 17 – 26. BÀI ĐỌC 3 Một nghiên cứu mới đây cho thấy vào những đêm trước khi trăng tròn (ngày rằm), con người thường đi ngủ muộn và ít hơn. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm với các nhóm tình nguyện viên tại cả thành thị và nông thôn, từ miền bắc Argentina cho đến sinh viên đại học ở thành phố Seattle (Mỹ). Họ đã phát hiện ra sự lặp lại của hình thái giấc ngủ, cho thấy nhịp sinh học tự nhiên của chúng ta bằng cách nào đó đã được đồng bộ hóa ...
Trần Bảo Ngọc | Chat Online | |
05/09/2024 23:44:19 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Thí sinh đọc Bài đọc 3 và trả lời các câu hỏi 17 – 26.
BÀI ĐỌC 3
Một nghiên cứu mới đây cho thấy vào những đêm trước khi trăng tròn (ngày rằm), con người thường đi ngủ muộn và ít hơn. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm với các nhóm tình nguyện viên tại cả thành thị và nông thôn, từ miền bắc Argentina cho đến sinh viên đại học ở thành phố Seattle (Mỹ). Họ đã phát hiện ra sự lặp lại của hình thái giấc ngủ, cho thấy nhịp sinh học tự nhiên của chúng ta bằng cách nào đó đã được đồng bộ hóa hoặc “cuốn theo” chu kỳ Mặt Trăng.
Horacio de la Iglesia, Giáo sư Sinh học tại Đại học Washington, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy tác động rõ ràng của Mặt Trăng lên giấc ngủ, thời lượng giấc ngủ giảm đi và bắt đầu muộn hơn vào những ngày trước trăng tròn. Dù tác động này thể hiện rõ rệt hơn ở những cộng đồng không tiếp xúc với thiết bị điện, chúng tôi vẫn quan sát được chúng ở các cộng đồng thành thị.”
Sử dụng thiết bị đeo ở cổ tay, nhóm nghiên cứu đã theo dõi hình thái giấc ngủ của 98 cá nhân sống tại ba cộng đồng bản địa Toba-Qom ở tỉnh Formosa, Argentina. Những người này được chia làm ba nhóm: nhóm thứ nhất ở nông thôn không có điện, nhóm thứ hai ở nông thôn có tiếp cận hạn chế với điện – ví dụ chỉ có một nguồn ánh sáng nhân tạo trong nhà, và nhóm thứ ba tại đô thị được sử dụng thiết bị điện thoải mái. Đối với gần 3/4 số người tham gia, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về giấc ngủ trong một đến hai chu kỳ trăng.
Các nghiên cứu trước đây của nhóm de la Iglesia và các nhóm nghiên cứu khác đã kết luận việc tiếp cận thiết bị điện ảnh hưởng đến giấc ngủ: nhóm thành thị đi ngủ muộn và ngủ ít hơn so với tại nông thôn. Nhưng cả ba nhóm đều có những dao động thời gian ngủ giống nhau theo chu kỳ Trăng. Tùy vào cộng đồng, tổng thời lượng giấc ngủ thay đổi trung bình từ 46 đến 58 phút và thời gian bắt đầu đi ngủ là khoảng 30 phút trong suốt chu kì Trăng. Ở cả ba nhóm, mọi người đi ngủ muộn nhất và ngủ ít nhất trong vòng 3 đến 5 ngày trước khi trăng tròn.
Sau khi phát hiện ra mô hình này ở Toba-Qom, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu giấc ngủ của 464 sinh viên ở Seattle và phát hiện dao động thời gian tương đồng. Họ nhận thấy các buổi tối trước khi trăng tròn, khoảng thời gian người tham gia ngủ ít nhất và muộn nhất, có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn sau hoàng hôn: Mặt Trăng ngày càng sáng hơn cho đến khi trăng tròn và thường mọc vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối. Ở nửa sau của chu kỳ trăng tròn, Mặt Trăng vẫn tỏa ra lượng ánh sáng đáng kể tuy nhiên muộn hơn, vào giữa đêm vì lúc này Trăng mọc vào buổi tối muộn.
Tác giả chính của nghiên cứu, Leandro Casiraghi cho biết: “Giả thuyết của chúng tôi là các mô hình dao động giấc ngủ chính là sự thích nghi của tổ tiên loài người để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên vào buổi đêm”.
Liệu rằng Mặt Trăng có thật sự ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều nghiên cứu khác đã đưa ra những kết luận khác nhau. De la Iglesia và Casiraghi tin rằng nghiên cứu của họ cho thấy một mô hình rõ ràng hơn do nhóm đã sử dụng máy theo dõi ở cổ tay để thu thập dữ liệu giấc ngủ, trái ngược với những phương pháp truyền thống, chẳng hạn như sử dụng nhật ký giấc ngủ do người dùng tự báo cáo.
Quan trọng hơn, họ đã theo dõi các đối tượng trong các chu kỳ trăng, giúp lọc ra một số dữ liệu gây “nhiễu” do sự thay đổi của từng cá nhân trong hình thái ngủ và những ảnh hưởng từ thiết bị điện.
Những hiệu ứng từ Mặt Trăng cũng có thể giải thích tại sao việc tiếp cận với điện lại gây ra những thay đổi rõ rệt đối với giấc ngủ. “Nhìn chung, ánh sáng nhân tạo phá vỡ đồng hồ sinh học bẩm sinh của con người. Nó khiến chúng ta đi ngủ muộn hơn và ngủ ít hơn vào buổi tối.”, de la Iglesia nói.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy mô hình “bán nguyệt” - dao động thứ hai của hình thái giấc ngủ trong cộng đồng Toba-Qom theo chu kỳ 15 ngày quanh chu kỳ trăng non và trăng tròn. Hiệu ứng bán nguyệt này nhỏ hơn và chỉ thấy rõ ràng ở hai cộng đồng nông thôn Toba-Qom. Sẽ cần thêm các nghiên cứu trong tương lai, có thể nguyên nhân của những nhịp bán nguyệt này là các tác động khác ngoài ánh sáng, chẳng hạn như lực hấp dẫn cực đại của Mặt Trăng “kéo mạnh” Trái Đất tại các thời điểm trăng non và trăng tròn.
“Nhìn chung, ảnh hưởng chu kì Trăng đến giấc ngủ còn cần được khai thác sâu thêm, ở thành phố ô nhiễm ánh sáng cao, bạn có thể không biết chu kỳ Trăng là gì trừ khi đi ra ngoài hoặc nhìn ra cửa sổ. Nghiên cứu trong tương lai sẽ cần tìm hiểu liệu chu kỳ Trăng có ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bẩm sinh của chúng ta? Hoặc có các yếu tố nào khác ảnh hưởng đến thời lượng của giấc ngủ?”, Casiraghi nói.
(Theo Giang Vu, Giả thuyết mới: Giấc ngủ của con người thay đổi theo chu kỳ Mặt Trăng, Báo VnReview, ngày 31/01/2021)Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người. 0 % | 0 phiếu |
B. Giấc ngủ của con người thay đổi theo chu kỳ Mặt Trăng. 0 % | 0 phiếu |
C. Sự khác biệt giữa hình thái ngủ của người ở đô thị và nông thôn. | 1 phiếu (100%) |
D. Ánh hưởng của chu kì Mặt Trăng đến đời sống con người. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 1 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Tại đoạn cuối, chị Nguyễn Thị Bé Ngoan có thái độ như thế nào về sản phẩm của anh Lê Trung Thành? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Ý chính của đoạn 9 (dòng 43-47) là gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn trích, dung dịch của anh Lê Trung Thành có hiệu quả nhất với loài hoa nào? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Vì sao anh Lê Trung Hiếu sử dụng đường glucose thay vì đường mía? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dung dịch của anh Lê Trung Hiếu sử dụng cơ chế nào để giúp hoa tươi lâu hơn? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dung dịch giúp hoa tươi lâu do anh Lê Trung Hiếu điều chế KHÔNG gồm chất nào sau đây? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn 1 và 2 (dòng 1-10), thông tin nào sau đây là chính xác? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16. BÀI ĐỌC 2 Trong một lần tham dự hội chợ nông nghiệp vào tháng 10/2019, Kỹ sư Lê Trung Hiếu (44 tuổi) ỏ TP HCM được người bạn ở Đà Lạt tặng một bó hoa hồng. Mang về nhà, anh lên mạng tìm hiểu cách ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào đoạn 9 (dòng 41-45), ta có thể đưa ra suy luận nào sau đây? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn 8 (dòng 37-40), ước tính có bao nhiêu người trên thế giới sử dụng công cụ tìm kiếm giọng nói? (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Môi trường trong cơ thể gồm: (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Vai trò chính của quá trình bài tiết là gì? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Hô hấp nhân tạo không áp dụng với trường hợp nào sau đây? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết ra kháng thể? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Tế bào hồng cầu không có chức năng nào sau đây? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Để rèn luyện thói quen ăn uống khoa học, phát biểu nào sau đây là không đúng? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Hệ tiêu hoá có chức năng biến đổi ……………thành các……………………mà cơ thể hấp thụ được và loại các chất thải ra khỏi cơ thể. Hai từ cần điền vào chỗ trống là (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Để chống cong vẹo cột sống, chúng cần lưu ý: (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)