Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm) Cây rơm quê nhà Ngày trước, ở nông thôn miền Tây hầu như nhà nào cũng có một cây rơm trước sân. Lúa chín, gặt xong, người ta dùng xuồng, xe trâu, xe bò, thậm chí gánh mang từ đồng về nhà. Lúa được chất trên những tấm đệm cói rồi dùng trâu bò để đạp. Những tiếng rào rào lẫn trong tiếng cười nói, tiếng “ví thá” cứ đều đều ngân lên. Sau này, người ta thay trâu bò bằng máy suốt. Tiếng “ví thá” được thay bằng tiếng máy nổ ầm ầm, át cả tiếng cười nói. Lúa rơi rào ...
Tôi yêu Việt Nam | Chat Online | |
06/09/2024 06:09:32 (Tiếng Việt - Lớp 5) |
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)
Cây rơm quê nhà
Ngày trước, ở nông thôn miền Tây hầu như nhà nào cũng có một cây rơm trước sân. Lúa chín, gặt xong, người ta dùng xuồng, xe trâu, xe bò, thậm chí gánh mang từ đồng về nhà. Lúa được chất trên những tấm đệm cói rồi dùng trâu bò để đạp. Những tiếng rào rào lẫn trong tiếng cười nói, tiếng “ví thá” cứ đều đều ngân lên.
Sau này, người ta thay trâu bò bằng máy suốt. Tiếng “ví thá” được thay bằng tiếng máy nổ ầm ầm, át cả tiếng cười nói. Lúa rơi rào rào. Rơm bắn ra tứ phía. Mùi thơm nồng của rơm rạ, của lúa mới phảng phất... Rơm tuôn ra từ máy suốt mềm hơn rơm do trâu bò đạp nhưn vẫn mang màu vàng óng.
Người ta trữ rơm để làm nhiều việc. Thông dụng nhất là để nhóm bếp, thậm chí để nấu thay củi. Nhiều vùng nông thôn đất chật người đông, ngày trước chỉ dùng củi mà củi hiếm thì phải quét lá cây, để dành rơm nấu bếp. Rơm rất dễ cháy, chỉ cực là phải ngồi canh liên tục. Rơm còn để lót ổ cho vịt đẻ, để rải lên các liếp rau cải... Nhà nào có nuôi trâu bò thì để dành cho chúng ăn trong những tháng nắng. Người ta cũng dùng rơm để làm nấm, để trộn với bùn làm vách nhà hay đánh rơm thành con cúi quay quanh chân bổ lúa để chống chuột.
Bây giờ, hình ảnh cây rơm đã thay đổi nhiều và không còn mang tính biểu tượng của vùng lúa nữa. Rơm được đốt tại đồng hoặc được bán ngay cho những người làm nấm, người nuôi trâu bò, chứ chẳng còn mấy người chất thành cây trước nhà như trước. Tiêu chí để đánh giá sự bội thu hay sung túc đã khác, những cây rơm chỉ còn là hoài niệm trong những bức ảnh, câu thơ, lời văn hay trong những ký ức vụt về.
(Ngô Đồng Vũ)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Em hiểu và hình dung “cây rơm” trước sân mỗi nhà là như thế nào? (0,5 điểm)
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Là một loài cây được trồng và chăm sóc chủ yếu bằng rơm rạ. 0 % | 0 phiếu |
B. Là một loài cây được trồng phổ biến ở miền Tây. 50 % | 1 phiếu |
C. Là rơm được chất thành đống cao hơn người, nhìn như một cái cây trước sân mỗi nhà. 50 % | 1 phiếu |
D. Là rơm được trải ra trước sân nhà mỗi người sau đó cho trâu bò đạp lên. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 2 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: (1 điểm) “Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.” (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm? (1 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?(1 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Em hiểu món quà mà chim non tặng cậu bé là gì? (0,5 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót? (0,5 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đoạn văn thứ hai miêu tả những sự vật, cảnh vật gì? (0,5 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm) Quà tặng của chim non Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi. Vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (1 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa? (0,5 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.”, từ “con đường” mang nghĩa gì? (0,5 điểm) (Tiếng Việt - Lớp 5)
Trắc nghiệm mới nhất
- Điền vào chỗ trống câu thành ngữ sau: Con có mẹ như măng... bẹ? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Để tạo ra điện trường xoáy, không cần có (Vật lý - Lớp 12)
- Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về cảm ứng điện từ? (Vật lý - Lớp 12)
- Phát biểu nào sau đây nói đến hiện tượng cảm ứng điện từ? (Vật lý - Lớp 12)
- Khi nam châm dịch chuyển ra xa ống dây (Hình vẽ), trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng? (Vật lý - Lớp 12)
- Một học sinh đo cường độ dòng điện chạy trong ống dây khi di chuyển cực bắc của thanh nam châm lại gần ống dây. Cường độ dòng điện sẽ tăng khi (Vật lý - Lớp 12)
- Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng? (Vật lý - Lớp 12)
- Ở thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ giữa thanh nam châm và ống dây. Khi tăng tốc độ di chuyển thanh nam châm, dòng điện trong ống dây (Vật lý - Lớp 12)
- Một vòng dây dẫn được đặt nằm theo phương ngang trong từ trường có cảm ứng từ B, trong vòng dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ trên xuống mặt phẳng vòng dây). Phát biểu nào sau đây về độ lớn và chiều của cảm ứng từ là ... (Vật lý - Lớp 12)
- Một dây dẫn được đặt nằm ngang theo hướng nam bắc trong một từ trường đều có cảm ứng từ nằm ngang hướng về phía đông. Trong dây dẫn có dòng electron chuyển động theo chiều về phía nam. Phát biểu nào sau đây là đúng? (Vật lý - Lớp 12)