"Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyến biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm ...
Trần Bảo Ngọc | Chat Online | |
06/09 09:54:48 (Tổng hợp - Lớp 12) |
"Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyến biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiếu tư sản phát triến nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa,... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu...).
Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành 2 bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chē với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân ngày càng phát triến, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, Nxb GDVN, 2021, tr. 77-79).
Lực lượng xã hội đông đảo nhất ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) là Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. nông dân. | 1 phiếu (100%) |
B. tư sản. 0 % | 0 phiếu |
C. tiểu tư sản. 0 % | 0 phiếu |
D. công nhân. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 1 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- "Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- "Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- "Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. Khoa học-kĩ thuật của Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- "Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. Khoa học-kĩ thuật của Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- "Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. Khoa học-kĩ thuật của Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Với 28/63 tỉnh, thành phố có đường bờ biển trải dài, hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Với 28/63 tỉnh, thành phố có đường bờ biển trải dài, hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Với 28/63 tỉnh, thành phố có đường bờ biển trải dài, hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Hai phần ba lượng dầu thô khai thác trong nước dành để cung ứng tại thị trường nội địa, cho nhà máy lọc dầu Dung Quất - đơn vị có công suất thiết kế sản xuất 6,5 triệu tấn một năm. Phần còn lại được xuất bán. Năm ngoái, Việt Nam xuất đi 3,1 triệu tấn ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Hai phần ba lượng dầu thô khai thác trong nước dành để cung ứng tại thị trường nội địa, cho nhà máy lọc dầu Dung Quất - đơn vị có công suất thiết kế sản xuất 6,5 triệu tấn một năm. Phần còn lại được xuất bán. Năm ngoái, Việt Nam xuất đi 3,1 triệu tấn ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Các vùng nào sau đây ở nước ta tập trung nhiều khu công nghiệp? (Địa lý - Lớp 12)
- Than bùn ở nước ta tập trung nhiều nhất ở (Địa lý - Lớp 12)
- Các cơ sở công nghiệp chế biến thuỷ sản nước ta tập trung chủ yếu tại (Địa lý - Lớp 12)
- Một trong những đặc điểm phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay là (Địa lý - Lớp 12)
- Nhận định nào sau đây đúng với tình hình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta hiện nay? (Địa lý - Lớp 12)
- Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là (Địa lý - Lớp 12)
- Hai đô thị đặc biệt của nước ta là (Địa lý - Lớp 12)
- Biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp ép nước ta hiện nay là (Địa lý - Lớp 12)
- Một trong các giải pháp để phát triển dân số ở nước ta là (Địa lý - Lớp 12)
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta hiện nay (Địa lý - Lớp 12)