"Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều ngày 31-8-1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Năng. Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Năng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. Sáng 1-9-1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Năng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Quân ...

Nguyễn Thu Hiền | Chat Online
06/09 10:32:03 (Tổng hợp - Lớp 12)
6 lượt xem

"Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều ngày 31-8-1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Năng.

Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Năng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

Sáng 1-9-1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Năng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đây lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện "vườn không nhà trống" gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859) trên bán đảo Sơn Trà. Về sau, quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược.

Khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dân cả nước.

Tại Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận "dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật".

Từ Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mo 300 người, chủ yếu là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường.

Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

Thấy không thể chiếm được Đà Năng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thuỷ ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Campuchia một cách dễ dàng. Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sē cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.

Ngày 9-2-1859, hạm đội Pháp hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới ngày 16-2-1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17-2, chúng nố súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại, các đội dân binh chiến đấu rất dùng cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nố phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại, buộc địch chuyển sang kế hoach "chinh phục từng gói nhỏ".

Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Năng vào Gia Định (23-3-1860). Vì phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình văn đóng trong phòng tuyến Chí Hoà mới được xây dựng trong tư thế "thủ hiểm".

Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch.

Pháp bị sa lầy ở cả hai Đà Nẵng và Gia Định, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hoá, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán.

(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 108-110).

Sự kiện nào được coi là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
0 %
0 phiếu
B. Quân Pháp tấn công thành Gia Định.
0 %
0 phiếu
C. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
0 %
0 phiếu
D. Pháp tấn công ở cửa biển Thuận An.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k