Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117: Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả ở Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ. Nava tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tổng số binh lực địch ở đây lúc cao nhất có tới 16 200 quân, được bố trí thành ba phân khu: phân khu Bắc gồm các ...
Phạm Minh Trí | Chat Online | |
06/09 18:40:50 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả ở Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ.
Nava tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tổng số binh lực địch ở đây lúc cao nhất có tới 16 200 quân, được bố trí thành ba phân khu: phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ở ngay giữa Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, tập trung 2/3 lực lượng ; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay. Tổng cộng cả ba phân khu có 49 cứ điểm.
Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng dịch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Đầu tháng 3 - 1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13 – 3 - 1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm ba đợt:
Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17 – 3 - 1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phần khu Bắc. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2 000 tên địch.
Đợt 2, từ ngày 30 - 3 đến ngày 26 – 4 - 1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, Al v.v.. Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe doạ ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.
Đợt 3 từ ngày 1 - 5 đến ngày 7 – 5 - 1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch. Chiều 7/5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7 – 5 - 1954, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 149 – 150).
“Mĩ viện trợ khẩn cấp cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử Điện Biên Phủ” vào khoảng thời gian nào?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. 0 % | 0 phiếu |
B. Đợt 1 của chiến dịch (13/3-17/3). 0 % | 0 phiếu |
C. Đợt 2 của chiến dịch (30/3-26/4). 0 % | 0 phiếu |
D. Đợt 3 của chiến dịch (1/5-7/5). 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Để nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm nông sản ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng nhất là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Về mặt xã hội, việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã góp phần: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. Đất badan ở Tây ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào dữ liệu ở trên, nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm diện tích rừng ở nước ta là do: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cho biết tỉ lệ phần trăm diện tích rừng tự nhiên của nước ta năm 2017 là bao nhiêu? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Rừng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Chất hữu cơ mà Milo và Urây thu được sau thí nghiệm là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Bầu khí quyển nguyên thủy có gì khác so với khí quyển hiện nay (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108 Năm 1920, nhà bác học người Nga là Oparin và nhà bác học người Anh là Handan đã độc lập đưa ra giả thuyết: Các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái đất có thể được ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 5 chủng đột biến Chủng 1. Đột biến ở vùng khởi động làm gen điều hòa R không phiên mã. Chủng 2. Gen điều hòa R đột biến làm prôtêin do gen này tông hợp mất chức năng, Chủng 3. Đột biến ở vùng khởi động của opreron Lac làm ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Câu chuyện Cậu bé ham học hỏi muốn nói với chúng ta điều gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về nội dung bài đọc? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Những lí do nào giúp Hoóc-king thành công? (Chọn 2 đáp án) (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại, Hoóc-king đã có đóng góp gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về bố của Xti-vơn Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi Hoóc-king còn nhỏ, bố đã tặng cho cậu cái gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu nói "Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời." cho thấy Hoóc-king là người thế nào? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn nào cho thấy rõ Hoóc-king mê học hỏi, tìm tòi, khám phá? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn đầu tiên trong bài đã giới thiệu gì về Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Nhân vật chính trong câu chuyện Cậu bé ham học hỏi là ai? (Tiếng Việt - Lớp 4)