Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117: Về kinh tế, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ đến. Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau: 1. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo; ...
Nguyễn Thanh Thảo | Chat Online | |
06/09 21:03:20 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Về kinh tế, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ đến.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau: 1. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo; 2. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh; 3. Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất; 4. Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước; 5. Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
Về khoa học - kĩ thuật, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
Về chính trị - xã hội, từ năm 1945 đến đầu những năm 70, nước Mĩ đã trải qua năm đời tổng thống (từ H.Truman đến R. Níchxơn). Chính sách đối nội chủ yếu của chính quyền Mĩ đều nhằm cải thiện tình hình xã hội. Mỗi đời tổng thống đưa ra một chính sách cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn trong nước.
Đồng thời, chính quyền Mĩ luôn thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.
Tuy là nước tư bản phát triển, là trung tâm kinh tế - tài chính nhưng nước Mỹ không hoàn toàn ổn định. Xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội.
Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.
Về đối ngoại, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện ba muc tiêu chủ yếu: một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản Quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới; ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Tháng 2 – 1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5 – 1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh mạng của các dân tộc.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 42 – 44).
Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. 0 % | 0 phiếu |
B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới. | 1 phiếu (100%) |
C. Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản. 0 % | 0 phiếu |
D. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 1 trả lời |
Tags: Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:,Về kinh tế. sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ đến.,Khoảng 20 năm sau chiến tranh. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.,
Trắc nghiệm liên quan
- Biện pháp lâu dài và chủ yếu để giảm thiểu tình trạng nông sản xuất khẩu bị ứ đọng, mất giá do phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc ở nước ta là: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Trong công nghiệp, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn đến ngành điện tử của nước ta vì: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 Trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 05/02/2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết do tác động của dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo em, để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số, ngành nào sau đây cần đi trước một bước? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Các dân tộc thiểu số nước ta thường phân bố ở khu vực: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người; 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Nếu ổ sinh thái của 2 loài trùng nhau càng nhiều thì (Tổng hợp - Lớp 12)
- Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108 Ổ sinh thái là không gian sinh thái, bao gồm tất cả các giới hạn về các nhân tố sinh thái mà ở đó, đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian. Người ta phân ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Để lai tạo ra F1 công việc đầu tiên các nhà chọn giống cần (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Câu chuyện Cậu bé ham học hỏi muốn nói với chúng ta điều gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về nội dung bài đọc? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Những lí do nào giúp Hoóc-king thành công? (Chọn 2 đáp án) (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại, Hoóc-king đã có đóng góp gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về bố của Xti-vơn Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi Hoóc-king còn nhỏ, bố đã tặng cho cậu cái gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu nói "Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời." cho thấy Hoóc-king là người thế nào? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn nào cho thấy rõ Hoóc-king mê học hỏi, tìm tòi, khám phá? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn đầu tiên trong bài đã giới thiệu gì về Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Nhân vật chính trong câu chuyện Cậu bé ham học hỏi là ai? (Tiếng Việt - Lớp 4)