Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 - 20 [...] Trong từ “tự do” có hai khái niệm rất khác biệt nhau. Thực chất đây là nói về những điều hoàn toàn khác nhau. Các nhà triết học khi phân tích từ này đã rút ra kết luận là có “tự do thoát” – sự tự do thoát khỏi mọi sự áp bức và cưỡng ép từ bên ngoài – và có “tự do về ” sự tự do bên trong của con người… Tự do bên ngoài, như đã nói, không phải là tuyệt đối. Nhưng tự do bên trong thì có thể là vô hạn, ngay cả trong hoàn ...
Bạch Tuyết | Chat Online | |
07/09 15:22:48 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 - 20
[...] Trong từ “tự do” có hai khái niệm rất khác biệt nhau. Thực chất đây là nói về những điều hoàn toàn khác nhau. Các nhà triết học khi phân tích từ này đã rút ra kết luận là có “tự do thoát” – sự tự do thoát khỏi mọi sự áp bức và cưỡng ép từ bên ngoài – và có “tự do về ” sự tự do bên trong của con người…
Tự do bên ngoài, như đã nói, không phải là tuyệt đối. Nhưng tự do bên trong thì có thể là vô hạn, ngay cả trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn nhất. [...]. Tự do bên trong không bị phụ thuộc khắt khe vào tự do bên ngoài. Trong một quốc gia tự do nhất vẫn có thể có những người lệ thuộc, không được tự do. Trong những quốc gia mất tự do nhất, nơi tất cả đều bị áp bức cách này hay cách khác, vẫn có thể có những người tự do.
[...] Mỗi chúng ta đều đã gặp những con người tự do. Và luôn yêu mến họ. Nhưng có một thứ mà con người tự do thực sự không tự do thoát khỏi được. Đây là điều rất cần phải hiểu. Con người tự do không được tự do thoát khỏi cái gì? Lương tâm.
Lương tâm là gì?
Nếu không hiểu tương tâm là gì thì cũng không hiểu con người tự do bên trong. Tự do không có lương tâm là thứ tự do giả đối, đó là một trong những sự lệ thuộc trầm trọng nhất. Dường như có tự do, nhưng không có lương tâm, thì con người sẽ là nô lệ cho những tham vọng xấu xa của mình, nô lệ của những hoàn cảnh sống, và hắn sẽ dùng sự tự do bên ngoài của mình cho cái ác. Có thể gọi con người như thế là gì cũng được, nhưng nhất quyết không phải là con người tự do. Tự do trong nhận thức chung được xem là điều thiện.
Hãy chú ý đến một sự khác biệt quan trọng: ở đây không nói – không được tự do thoát khỏi lương tâm mình, như người ta thường nói. Bởi vì lương tâm không phải chỉ của mình, mà còn của chung. Lương tâm là cái chung có ở mỗi người. Lương tâm là cái thống nhất mọi người.
Lương tâm – đó là sự thật sống giữa mọi người và trong mỗi người. Nó là một cho tất cả, chúng ta tiếp nhận nó với ngôn ngữ, với giáo dục, trong sự giao tiếp với nhau. Không cần phải hỏi sự thật là gì, nó cũng không thể nói được bằng lời như tự do vậy. Nhưng chúng ta nhận biết nó qua sự công tâm mà mỗi người đều trải nghiệm khi cuộc sống diễn ra theo sự thật. Và mỗi người sẽ đau khổ khi sự công tâm bị phá hủy, khi sự thật bị chà đạp. Lương tâm, cái cảm giác ở bên trong nhưng đồng thời lại có tính xã hội, nói cho ta biết đâu là sự thật và đâu không phải là sự thật. Lương tâm buộc con người phải nắm giữ sự thật, tức là sống với sự thật, theo sự công tâm. Con người tự do nghiêm chỉnh lắng nghe lương tâm - và chỉ lương tâm mà thôi.
(Trích Tuyên ngôn con người tự do, Simon Soloveychik (1930 – 1996),
Ngân Xuyên dịch từ nguyên bản tiếng Nga, nguồn: Internet)
Phong cách ngôn ngữ của văn bản là
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. sinh hoạt. 0 % | 0 phiếu |
B. nghệ thuật. 0 % | 0 phiếu |
C. báo chí. 0 % | 0 phiếu |
D. chính luận. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Trong các câu sau (I) Với ngòi bút tài hoa và sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh đã nắm bắt và tái hiện được những biến đổi của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa. (II) Mùa xuân gọi đến bao sức sống mới. (III) Tai nạn lưu thông hay xảy ra ở ngã tư ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- “Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện cảm hứng nhân đạo lớn lao, sâu sắc”. Đây là câu (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (1) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. (2) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (3) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- “Khi cỗ xe đòn đến, Ơ-gien cho khiêng chiếc quan tài trở lên buồng lão, tháo đinh ra và kính cẩn đặt lên ngực ông cụ cái hình ảnh thuộc về một thời mà Đen-phin và A-na-xta-di còn bé bỏng, đồng trinh, trong trắng và không biết lí sự như lão đã nói ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Các từ bần bật, thăm thẳm, đèm đẹp, tôn tốt là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Từ nào sử dụng bị sai trong câu sau: “Nhiều hộ dân cư ở khu phố này sử dụng phế thải không hợp lí như tùy tiện vứt rác ra vỉa hè” (Tổng hợp - Lớp 12)
- Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau:“Bầu trời………như ……….. xuống sát mặt đất” (Tổng hợp - Lớp 12)
- Chọn từ viết đúng chính tả trong những từ sau (Tổng hợp - Lớp 12)
- Vì sao trong phần mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh lại trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp? (Tổng hợp - Lớp 12)
- ... Cha mẹ định quang dây cương vào tôi. “Hãy để con tự đi!” Độc mã, Quyết làm những gì mình muốn... ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Câu chuyện Cậu bé ham học hỏi muốn nói với chúng ta điều gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về nội dung bài đọc? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Những lí do nào giúp Hoóc-king thành công? (Chọn 2 đáp án) (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại, Hoóc-king đã có đóng góp gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Dòng nào nói đúng về bố của Xti-vơn Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Khi Hoóc-king còn nhỏ, bố đã tặng cho cậu cái gì? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu nói "Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời." cho thấy Hoóc-king là người thế nào? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn nào cho thấy rõ Hoóc-king mê học hỏi, tìm tòi, khám phá? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Câu văn đầu tiên trong bài đã giới thiệu gì về Hoóc-king? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Nhân vật chính trong câu chuyện Cậu bé ham học hỏi là ai? (Tiếng Việt - Lớp 4)