BÀI ĐỌC 4 Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm qua, nhiều giải pháp đã được tính toán, thực hiện như: Khoan tìm nước ngầm, hỗ trợ bể chứa gia đình, cụm dân cư, xây dựng các hồ treo. Từ đó, bước đầu cải thiện vấn đề nước sinh hoạt. Tuy nhiên, với điều kiện vùng núi đá rộng lớn, trong khi nguồn kinh ...
Phạm Văn Phú | Chat Online | |
07/09 17:22:41 (Tổng hợp - Lớp 12) |
6 lượt xem
BÀI ĐỌC 4
Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm qua, nhiều giải pháp đã được tính toán, thực hiện như: Khoan tìm nước ngầm, hỗ trợ bể chứa gia đình, cụm dân cư, xây dựng các hồ treo. Từ đó, bước đầu cải thiện vấn đề nước sinh hoạt. Tuy nhiên, với điều kiện vùng núi đá rộng lớn, trong khi nguồn kinh phí để xây dựng các hồ treo là quá lớn nên việc đầu tư là rất khó khăn.
Từ tâm huyết của các nhà khoa học, năm 2009 Viện Quản lý nước và lưu vực sông, Cộng hòa Liên bang Đức đã phối hợp với các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Hà Giang nhằm nghiên cứu, triển khai công nghệ bơm nước không dùng điện để cấp nước cho Cao nguyên đá. Qua nghiên cứu thực tế tại huyện Đồng Văn, các nhà khoa học từ Đức đã đưa công nghệ bơm không dùng điện (PAT) để bơm nước từ một dòng suối ở xã Thài Phìn Tủng lên một bể chứa trên đỉnh núi với độ chênh cao từ 500 - 700 m để cấp nước tự chảy cho toàn bộ thị trấn Đồng Văn và một số thôn ở xã Thài Phìn Tủng. Hệ thống được thiết kế gồm hai tổ bơm tổng công suất lên đến 1.800 m3/ngày đêm, một đường ống áp lực dài khoảng 2,5 km, một nhóm các bể chứa trung gian trên đỉnh Ma Ú và một hệ thống đường ống cấp nước tự chảy về đến các hộ dân. Lượng nước này đủ cho khoảng 10.000 người với định mức tiêu thụ tiêu chuẩn ở đô thị lên tới 180-200 lít nước/ngày, hoặc tới 20.000 người với định mức tiêu thụ 90-100 lít nước/ngày. Con số đó vượt xa so với tổng số dân hiện nay (kể cả khách du lịch) ở thị trấn Đồng Văn. Con số này cũng vượt rất xa so với lượng nước tiêu thụ trung bình hiện nay chỉ khoảng 30-40 lít/người/ngày, thậm chí còn thấp hơn nếu là ở các làng bản xa. Các tổ bơm được lắp đặt xong từ cuối năm 2016, chạy thử từ năm 2017, chạy thử toàn bộ hệ thống tháng 3/2019, chính thức khánh thành và bàn giao cho địa phương từ cuối năm 2019 và vận hành ổn định từ đó đến nay. Người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh bởi chỉ cần nước đầu nguồn đục, hệ thống bơm sẽ tự động ngừng chạy nhờ các cảm biến được lắp phía đầu nguồn. PGS. TS Trần Tân Văn, chủ nhiệm dự án, cho biết hệ thống không cần dùng điện vì các nhà chế tạo bơm CHLB Đức đã lợi dụng độ chênh áp lực của cột nước để làm quay turbine. Thay vì phát ra điện như thông thường ở các nhà máy thủy điện, cột nước được đấu đồng trục trực tiếp với một máy bơm, tuarbin sẽ làm quay máy bơm và đẩy một phần dòng nước lên cao. Điểm đặc biệt của hệ thống bơm-tuarbin này là có thể đẩy nước lên rất cao, như trường hợp ở Đồng Văn là gần 600 m, còn trên thế giới đã có nhiều trường hợp đến 900 m, thậm chí hơn 1.000 m, trong khi hoàn toàn không phải dùng điện. "Tất nhiên chi phí ban đầu cho một tổ bơm PAT là rất cao so với một máy bơm chạy điện thông thường. Tuy nhiên trong thực tế thì để bơm được nước lên độ chênh cao 600 m bằng công nghệ bơm thông thường cũng không phải đơn giản, trong khi tiền điện lại vô cùng lớn", TS. Văn nói. Theo đánh giá của các chuyên gia, sử dụng công nghệ PAT giúp tiết kiệm được một nửa chi phí so với phương án làm hồ treo. Trong pha 2 của dự án, các nhà khoa học CHLB Đức dự kiến sẽ chuyển giao thêm công nghệ xử lý nước sạch sau bể chứa trung gian trên đỉnh Ma Ú. Ngoài ra họ cũng sẽ thử nghiệm thêm mô hình cấp nước phân tán bằng bơm chạy bằng năng lượng mặt trời. Tổ hợp công nghệ bơm PAT cùng với công đoạn xử lý nước sạch tiếp theo và mô hình cấp nước phân tán bằng bơm chạy bằng năng lượng mặt trời có thể nhân rộng ra nhiều địa phương miền núi khác, với kỳ vọng giải quyết căn bản vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn miền núi Việt Nam. Dự án cấp nước cho thị trấn Đồng Văn bằng công nghệ bơm PAT đã được Bộ KHCN phối hợp với Ban tuyên giáo Đài truyền hình Việt Nam bình chọn là một trong mười sự kiện KHCN ấn tượng của năm 2019. Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bày tỏ mong muốn nhân rộng kết quả của Dự án ra một số khu vực khác của tỉnh Hà Giang, trước mắt là thị trấn huyện lỵ Mèo Vạc, nơi cũng có các thông số và đặc trưng kinh tế - xã hội - tự nhiên tương tự như thị trấn Đồng Văn.(Theo Minh Tâm, Hệ thống bơm không dùng điện đưa nước lên độ cao 1.300m,
Báo VnExpress, ngày 27/12/2020)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
Số lượng đã trả lời:
A. Những ưu điểm của hệ thống bơm nước không dùng điện (PAT). 0 % | 0 phiếu |
B. Bơm nước không dùng điện - công nghệ giải khát Cao nguyên đá Đồng Văn. 0 % | 0 phiếu |
C. Áp dụng công nghệ Đức trong giải quyết tình trạng thiếu nước sạch tại Hà Giang. 0 % | 0 phiếu |
D. Nguyên lí hoạt động của hệ thống bơm nước không sử dụng điện tại Hà Giang. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Trắc nghiệm liên quan
- BÀI ĐỌC 4 Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 4 Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 4 Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 4 Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 4 Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 4 Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có diện tích là đá và được coi là nơi thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước. Đặc biệt, mùa khô nơi đây thường kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3, tháng 4 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 3 Theo nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp, cả nước mỗi năm sản xuất trung bình khoảng 43 triệu tấn thóc, đồng thời tạo ra khoảng 60 triệu tấn dư lượng sinh khối gồm rơm rạ (cắt sát gốc), trấu và cám được thải ra trong quá trình sản ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 3 Theo nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp, cả nước mỗi năm sản xuất trung bình khoảng 43 triệu tấn thóc, đồng thời tạo ra khoảng 60 triệu tấn dư lượng sinh khối gồm rơm rạ (cắt sát gốc), trấu và cám được thải ra trong quá trình sản ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 3 Theo nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp, cả nước mỗi năm sản xuất trung bình khoảng 43 triệu tấn thóc, đồng thời tạo ra khoảng 60 triệu tấn dư lượng sinh khối gồm rơm rạ (cắt sát gốc), trấu và cám được thải ra trong quá trình sản ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 3 Theo nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp, cả nước mỗi năm sản xuất trung bình khoảng 43 triệu tấn thóc, đồng thời tạo ra khoảng 60 triệu tấn dư lượng sinh khối gồm rơm rạ (cắt sát gốc), trấu và cám được thải ra trong quá trình sản ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính thể tích của 1 tấn cát. (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7 800 kg/m3, D2 = 11 300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào ... (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Với 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm³. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Bức tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Tượng cao 20 m, nặng 250 tấn. Thể tích đồng được dùng để đúc bước tượng trên có giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng ... (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là ... (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Cho biết 13,5 kg nhôm có thể tích là 5 dm3. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là 2 750 kg/m3. (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích 1 200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính trọng lượng riêng của gạch? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Khối lượng riêng của nước đá vào khoảng 917 kg/m3. Do đó, 2 lít nước đá sẽ có trọng lượng khoảng? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)