Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam Để phản ánh bức tranh tổng quát về sự biến đổi dân số, tháp dân số được sử dụng nhằm mô phỏng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính. Năm 2019, tỷ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động, ...

Trần Bảo Ngọc | Chat Online
27/09/2024 14:49:59 (Tổng hợp - Lớp 12)
12 lượt xem

Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam

Để phản ánh bức tranh tổng quát về sự biến đổi dân số, tháp dân số được sử dụng nhằm mô phỏng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính. Năm 2019, tỷ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam giai đoạn này rất dồi dào, tác động tích cực đến lực lượng lao động của Việt Nam cũng như hiệu quả sản xuất, qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, khi so sánh tháp dân số giữa năm 2009 và năm 2019 cho thấy, những thanh trên đỉnh của tháp dân số 2019, từ nhóm 70 - 74 tuổi trở lên cho có xu thế tăng, điều này khẳng định xu thế dân số già hóa tăng nhanh ở Việt Nam. Tại Việt Nam, cơ cấu tuổi thay đổi theo xu hướng tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng nhanh trong hai thập kỷ qua. Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Bên cạnh cơ cấu dân số thay đổi thì tuổi thọ trung bình tăng cũng là nhân tố tác động đến xu hướng già hóa của Việt Nam. Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi (năm 1989) lên 73,6 tuổi (năm 2019)18. Kết quả này phần nào cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình của người dân. Đây là điểm tích cực trong việc nâng cao chất lượng dân số, song cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc hoạch định chính sách dân số thích ứng với già hóa dân số và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách tài chính)

Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta hiện nay là gì?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và phát triển ổn định.
0 %
0 phiếu
B. Nước ta đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” và có xu hướng già hóa
0 %
0 phiếu
C. Nước ta có cơ cấu dân số già và đứng trước nguy cơ suy giảm dân số.
0 %
0 phiếu
D. Nước ta có cơ cấu dân số già và phát triển theo hướng trẻ hóa
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×