Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu ...
Nguyễn Thị Thương | Chat Online | |
27/09 14:50:05 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng vō. Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người, còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.
(Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Theo đoạn trích, biểu hiện nào chứng tỏ ý thức về cá nhân và sở hữu của người Việt không phát triển cao? Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo 0 % | 0 phiếu |
B. Giàu sang chỉ là tạm thời. 0 % | 0 phiếu |
C. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời. 0 % | 0 phiếu |
D. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Trong các câu sau: I. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. II. Cờ người là trò chơi độc đáo của người Việt Nam, mang tính trí tuệ và thể ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây. (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cụm từ “đòi nợ xuýt” trong câu: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy” (Người lái đò Sông ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- “Trong bóng đá nói riêng và học tập nói chung, Minh đều đạt được những thành tích xuất sắc.”. Đây là câu: (Tổng hợp - Lớp 12)
- “Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài”. “Bằng các từ ngữ sinh động” là thành phần nào của câu? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Trong câu “Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm” (Trích Vùng biên ải, Ma Văn Kháng) đâu là thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cặp quan hệ từ “càng…..càng” trong câu “Càng nhìn lại càng ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn” (Thanh Hải) biểu thị mối quan hệ gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cảnh Đèo Ngang trong tác phẩm “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) được miêu tả vào thời gian nào? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Chi tiết “lá ngón” xuất hiện lần thứ hai trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ mang ý nghĩa gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, con sông Hương được miêu tả như thế nào ở đoạn thượng nguồn? (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Yếu tố nền tảng của kiểm soát nội bộ là (Tổng hợp - Đại học)
- Tổ chức đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về gian lận là: (Tổng hợp - Đại học)
- Tác giả của mô hình tam giác gian lận là ai? (Tổng hợp - Đại học)
- Mô hình tam giác gian lận trình bày về vấn đề gì? (Tổng hợp - Đại học)
- Theo Cressey, có bao nhiều nguyên nhân chính làm nảy sinh áp lực dẫn đến hành vi gian lận? (Tổng hợp - Đại học)
- d) Một nhà kho có diện tích là 475 m2. Người ta muốn chia khu vực này thành các ô nhỏ, mỗi ô có diện tích 9,5 m2. Hỏi có thể chia được bao nhiêu ô? (Toán học - Lớp 5)
- Theo ACFE, các loại gian lận phổ biến gồm: (Tổng hợp - Đại học)
- c) Biểu thức nào sau đây có giá trị lớn nhất? (Toán học - Lớp 5)
- b) 5,2 không là thương của phép chia nào dưới đây? (Toán học - Lớp 5)
- Theo ACFE, những ai là người phát hiện gian lận nhiều nhất: (Tổng hợp - Đại học)