DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ [0] Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là những vấn đề quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu lịch sử nói chung và nghiên cứu Lịch sử Việt Nam nói riêng; trong đó phải kể tới vấn đề cơ bản mà giới nghiên cứu đã và đang quan tâm nghiên cứu, tranh luận sôi nổi là các vấn đề định nghĩa dân tộc, nguồn gốc và sự ra đời của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, … [1] Vấn đề dân tộc là một trong những nội dung quan ...
Phạm Văn Phú | Chat Online | |
28/10 11:45:56 (Tổng hợp - Lớp 12) |
DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
[0] Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là những vấn đề quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu lịch sử nói chung và nghiên cứu Lịch sử Việt Nam nói riêng; trong đó phải kể tới vấn đề cơ bản mà giới nghiên cứu đã và đang quan tâm nghiên cứu, tranh luận sôi nổi là các vấn đề định nghĩa dân tộc, nguồn gốc và sự ra đời của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, …
[1] Vấn đề dân tộc là một trong những nội dung quan trọng nhất của nhận thức lịch sử. Điều này nghiệm đúng với cả nhận thức dân gian về lịch sử cũng như với khoa học lịch sử. Nhu cầu nhận thức lịch sử của nhân loại đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện dưới những hình thức sơ khai nhất. Khi đó, nhận thức lịch sử đơn giản chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng đối với việc hiểu biết và lưu truyền kí ức dân gian về cội nguồn và về bản sắc của mình, và để phân biệt với các cộng đồng láng giềng.
[2] Đến khi sử học ra đời thì vấn đề nguồn gốc, đặc tính và bản sắc của các cộng đồng người, của các nhà nước, các dòng họ, v.v... vẫn tiếp tục là những nội dung chiếm giữ vị trí quan trọng nhất. Về sau này, khi các loại hình dân tộc đã hình thành với tính cách là một hình thức tổ chức cộng đồng xã hội phức hợp hiện đại, thì nhận thức về cội nguồn và con đường hình thành dân tộc, về đặc trưng và bản sắc văn hóa của dân tộc vẫn tiếp tục là những nội dung quan yếu nhất trong nhận thức của các dân tộc về bản thân mình và về những cộng đồng dân tộc khác. Tri thức về cội nguồn cùng với các tri thức khác về lịch sử và văn hóa của dân tộc chính là những nền tảng quan trọng của tâm lí dân tộc và ý thức dân tộc.
[3] Với ý nghĩa như vậy, có thể hiểu rằng ý thức dân tộc đã manh nha hình thành và phát triển trước khi cộng đồng dân tộc thực sự ra đời. Do đó, trong nghiên cứu lịch sử dân tộc, vấn đề thứ nhất đặt ra chính là nghiên cứu về những con đường hình thành dân tộc, về ý thức cội nguồn và những hình thức biểu đạt của ý thức về cội nguồn, về những điều kiện chủ quan và khách quan cũng như những đặc tính riêng của các cộng đồng người trong các giai đoạn tiền dân tộc.
[4] Đương nhiên, dân tộc là một vấn đề rộng lớn, không chỉ bao gồm vấn đề nguồn gốc và các con đường hình thành dân tộc. Một loạt các vấn đề khác liên quan đến dân tộc, như nội dung và các hình thức biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc; nguồn gốc và đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc; mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc, ý thức dân tộc với chủ nghĩa yêu nước và ý thức cộng đồng; bản chất và đặc điểm của dân tộc với tính chất là một loại hình cộng đồng người trong lịch sử; mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, nhà nước, với chủng tộc, tộc người và với quốc gia; mối quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia, v.v....
[5] Mỗi vấn đề nêu trên đều đã và đang là chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu khoa học xã hội trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt là trên các lĩnh vực sử học, dân tộc học, nhân học, văn hóa học, xã hội học, khu vực học và khoa học chính trị. Riêng đối với sử học, dân tộc không chỉ là một nội dung cốt yếu mà còn là một nội dung rộng lớn, bao trùm của khoa học lịch sử, dù người ta tiếp cận lịch sử nhân loại từ góc độ chung nhất (general history) hay từ bất kì khía cạnh nào: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử xã hội, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự hay lịch sử tư tưởng. Thậm chí, có những nghiên cứu lịch sử mà xuất phát điểm là nhằm để phủ nhận chủ nghĩa dân tộc và vấn đề dân tộc thì trước sau cũng không thể né tránh vấn đề dân tộc.
[6] Đặc biệt, từ khi xuất hiện loại hình biên soạn lịch sử dân tộc (national history) với nội dung cốt lõi là lịch sử quá trình dân tộc (national building process), thì vấn đề dân tộc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nói theo cách của Edward Hallett Carr trong công trình nổi tiếng của mình “Lịch sử là gì?”: “Sử học là quá trình tương tác qua lại giữa nhà sử học và sử liệu của anh ta”, và do đó, “là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ”. Như thế, vấn đề luôn luôn đặt ra với mỗi nhà sử học, bất kể ông hay bà ta thuộc về trường phái sử học nào, khi cầm bút viết “lịch sử dân tộc”, đều phải trả lời câu hỏi: ta đang tham gia vào “cuộc đối thoại” với cộng đồng dân tộc nào trong lịch sử đây?” Nếu không trả lời được rành mạch câu hỏi này thì rất dễ xảy ra tình trạng nhà sử học chọn nhầm đối tượng cho cuộc “đối thoại” học thuật của mình. Cho nên, cứ mỗi khi có một cách tiếp cận, một cách luận giải hay một lí thuyết khoa học mới về vấn đề dân tộc và con đường hình thành dân tộc ra đời thì các bộ “lịch sử dân tộc” đã và đang tồn tại lại phải đương đầu với thử thách sống còn: chúng có còn thực sự xứng đáng được coi là một sự trình bày khoa học về “lịch sử dân tộc” hay không?
(Theo P.H Tung, trích Dân tộc và vấn đề dân tộc trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 77-89)
Tại sao vấn đề dân tộc được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong nghiên cứu lịch sử? Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Vì nhu cầu nhận thức lịch sử của nhân loại đã xuất hiện từ rất sớm. 0 % | 0 phiếu |
B. Vì nhu cầu nhận thức lịch sử của cộng đồng đối với bản sắc của họ. 0 % | 0 phiếu |
C. Vì vấn đề dân tộc là nền tảng cho quá trình nghiên cứu lịch sử xã hội. 0 % | 0 phiếu |
D. Vì vấn đề dân tộc . 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho điểm và điểm . Điểm M thay đổi trong không gian thỏa mãn . Điểm thuộc mặt phẳng sao cho MN nhỏ nhất. Tính tổng . (Tổng hợp - Lớp 12)
- Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng chéo nhau và . Phương trình mặt phẳng chứa và song song với đường thẳng là: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cho hình nón chứa bốn mặt cầu cùng có bán kính là , trong đó ba mặt cầu tiếp xúc với đáy, tiếp xúc lẫn nhau và tiếp xúc với mặt xung quanh của hình nón. Mặt cầu thứ tư tiếp xúc với ba mặt cầu kia và tiếp xúc với mặt xung quanh của hình nón. Tính ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cho tứ diện ABCD có . Biết góc giữa hai mặt phẳng bằng . Thể tích của tứ diện ABCD bằng (Tổng hợp - Lớp 12)
- Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu có tâm là điểm và tiếp xúc với trục Ox. Phương trình của là: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Trong mặt phẳng phức Oxy, các số phức z thỏa mãn . Tìm số phức z được biểu diễn bởi điểm M sao cho MA ngắn nhất với . (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cho số phức z thỏa mãn . Tổng bình phương phần thực và phần ảo của số phức bằng (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cho đồ thị biểu diễn vận tốc của hai xe A và B khởi hành cùng một lúc và cùng vạch xuất phát, đi cùng chiều trên một con đường. Biết đồ thị biểu diễn vận tốc của xe A là một đường parabol và đồ thị biểu diễn vận tốc của xe B là một đường thẳng như ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cho hàm số xác định trên thỏa mãn . Tính . (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cho một tấm bìa hình vuông ABCD cạnh 48 cm. Gọi S, I lần lượt là trung điểm của BC, AD. Dùng compa vạch cung tròn MN có tâm là S và bán kính SI (như hình vẽ) rồi cắt tấm bìa theo cung tròn đó. Dán phần hình quạt sao cho cạnh SM và SN trùng nhau thành ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Điền vào câu ca dao tục ngữ sau: Hòn đá mà biết nói năng, thì thầy... hàm răng chẳng còn?
- Điền vào câu ca dao tục ngữ sau: Cây cao bóng mát không ngồi, ra ngồi chỗ nắng... không mây?
- Ai được gọi là người anh hùng khoác áo vải đỏ trên lưng mình? (Lịch sử - Lớp 4)
- Con người có bao nhiêu cơ? (Sinh học - Lớp 8)
- Đâu là tác giả của bài thơ Nói với em?
- Đâu là tác giả của bài thơ Quê hương?
- Đâu không phải là một trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh?
- Hình chóp tứ giác đều là hình có mặt đáy là hình gì?
- Hình chóp tứ giác đều là hình có bao nhiêu mặt?
- Hình chóp tứ giác đều là hình có bao nhiêu mặt bên?