Đọc đoạn văn sau: NGƯỜI TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN CHO VIỆT NAM A-lếch-xan-đơ Y-éc-xanh (1863 – 1943), người đã để lại nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại trong lĩnh vực y học, nông nghiệp, luôn coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Ông là học trò xuất sắc của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ, nhận bằng tiến sĩ y khoa tại Pháp năm 25 tuổi. Sau ba năm khám phá và phụng sự thế giới trong vai trò một bác sĩ – nhà thám hiểm, năm 1891, ông dừng chân tại Nha Trang. Trong một xóm chài nhỏ bé, ông trở thành “ông ...
Nguyễn Thu Hiền | Chat Online | |
13/11 11:51:13 (Tiếng Việt - Lớp 4) |
Đọc đoạn văn sau:
NGƯỜI TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN CHO VIỆT NAM
A-lếch-xan-đơ Y-éc-xanh (1863 – 1943), người đã để lại nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại trong lĩnh vực y học, nông nghiệp, luôn coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình.
Ông là học trò xuất sắc của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ, nhận bằng tiến sĩ y khoa tại Pháp năm 25 tuổi. Sau ba năm khám phá và phụng sự thế giới trong vai trò một bác sĩ – nhà thám hiểm, năm 1891, ông dừng chân tại Nha Trang. Trong một xóm chài nhỏ bé, ông trở thành “ông Năm” chuyên khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và cưu mang họ mỗi khi có bão.
Năm 1902, ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y khoa Hà Nội (Đại học Y Hà Nội ngày nay). Sau hai năm, khi công tác tổ chức và giảng dạy đã đi vào ổn định, ông xin từ nhiệm, trở về Nha Trang. Năm 1904, phòng thí nghiệm do ông lập ra trước đó tại Nha Trang được nâng cấp và đổi tên thành Viện Pa-xtơ Nha Trang, chuyên nghiên cứu về bệnh sốt rét và các loại vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh. Về sau, ông mở thêm các Viện Pa-xtơ tại Hà Nội – năm 1920 và tại Đà Lạt – năm 1936.
Trong hai mươi lăm năm cuối đời, Y-éc-xanh chủ tâm vào việc nghiên cứu những cây trồng mang lại ích lợi lâu dài cho Việt Nam tại trang trại Suối Dầu do ông lập ra. Ông nhập từ nước ngoài về trồng tại Việt Nam các giống cây công nghiệp như trà, cà phê, ca cao, cao su, cọ, dừa; các loại cây ăn trái như dâu, mận; các loại rau như cà rốt, bắp cải, súp lơ; các loại hoa như lay ơn, cẩm tú cầu,... Ngày nay, những loại hoa và cây trái trên đã trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam.
Để tri ân những đóng góp của Y-éc-xanh, năm 2014, Nhà nước đã vinh danh ông là “Công dân Việt Nam danh dự”.
(Ngân Hạnh tổng hợp)
Khi dừng chân ở Nha Trang, Y-éc-xanh đã làm gì để giúp đỡ dân chài? Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Chữa bệnh miễn phí và cưu mang họ khi có bão. 0 % | 0 phiếu |
B. Thám hiểm, khám phá ra các vùng đất mới. 0 % | 0 phiếu |
C. Trồng nhiều loại cây cung cấp nguồn rau xanh. 0 % | 0 phiếu |
D. Nuôi súc vật bổ sung nguồn thực phẩm. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn văn sau: QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG Từ lúc thoát li gia đình cho đến ngày về yên nghỉ trên đất mẹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm: “Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà.”. Lần đầu tiên Đại tướng về thăm nhà sau ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: CẦM LẤY TAY NHAU Đêm ấy, dù đã làm việc rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: CẦM LẤY TAY NHAU Đêm ấy, dù đã làm việc rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: CẦM LẤY TAY NHAU Đêm ấy, dù đã làm việc rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Trong các trường hợp dưới đây, đâu là câu hoàn chỉnh? Vì sao? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
Trắc nghiệm mới nhất
- Số thập phân thích hợp điền vào ô trống là: (Toán học - Lớp 5)
- Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng là (Địa lý - Lớp 11)
- Trong các số thập phân sau, số thập phân nào nhỏ nhất? (Toán học - Lớp 5)
- 5,78 ……. 5,7800 Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm. (Toán học - Lớp 5)
- Các công ty đa quốc gia có đặc điểm nào dưới đây? (Địa lý - Lớp 11)
- Phân số 75 viết dưới dạng số thập phân là: (Toán học - Lớp 5)
- Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của các công ty đa quốc gia? (Địa lý - Lớp 11)
- Trong không gian , cho điểm và mặt phẳng . Mặt phẳng đi qua và song song với mặt phẳng có phương trình: (Toán học - Lớp 12)
- Trong không gian , cho mặt phẳng . Khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng bằng (Toán học - Lớp 12)
- 15,784 < 15,……84 Số thích hợp điền vào ô trống là: (Toán học - Lớp 5)