Đọc đoạn văn sau: HẠNH PHÚC LÀ CHO ĐI Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò. Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình. Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: ...
Phạm Minh Trí | Chat Online | |
18/11 16:46:34 (Tiếng Việt - Lớp 4) |
Đọc đoạn văn sau:
HẠNH PHÚC LÀ CHO ĐI
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào!”.
Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. Em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”.
Cậu sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền.
Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kĩ. Sau đó, ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai.
Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày.
Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quỳ xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Cậu sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”.
Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi còn hạnh phúc hơn nhận về””.
(Sưu tầm)
Ban đầu, cậu sinh viên định làm gì với đôi giày cũ của người nông dân? Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Lấy cắp đôi giày của người nông dân. 0 % | 0 phiếu |
B. Đặt vào mỗi chiếc giày một đồng tiền. 0 % | 0 phiếu |
C. Giấu đôi giày của người nông dân đi xem phản ứng của ông như thế nào. 0 % | 0 phiếu |
D. Cắt đôi giày của người nông dân. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn văn sau: BÀI HỌC RÙA VÀ THỎ Truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta. Ở cuộc đua thứ nhất, Thỏ vì chủ quan nên đã thua cuộc còn Rùa kiên trì và bền bỉ nên giành chiến thắng. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó và được ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: NHỮNG HÒN ĐÁ CUỘI Trong buổi nói chuyện với một nhóm các doanh nhân, một chuyên gia trình bày về cách sử dụng thời gian có hiệu quả. Đứng trước những người khá thành đạt trong cuộc sống, ông mỉm cười: “Sau đây là một câu hỏi trắc ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: ĐI LÀM NƯƠNG Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh. Cả làng đều đi làm nương; nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối. Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng, có ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: BẠN NHỎ TRONG RỪNG Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lán không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào. Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: CÂY BÀNG KHÔNG RỤNG LÁ Phố tôi có một cây bàng. Ai đã trồng cây bàng ấy, tôi không rõ. Chỉ biết rằng bây giờ cây đã to lắm rồi. Đến mùa quả chín, một mùi thơm ngòn ngọt, lờ lợ toả ra, lên mãi tận gác ba, gác tư. Khi tôi đã biết suy ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
Trắc nghiệm mới nhất
- Số thập phân thích hợp điền vào ô trống là: (Toán học - Lớp 5)
- Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng là (Địa lý - Lớp 11)
- Trong các số thập phân sau, số thập phân nào nhỏ nhất? (Toán học - Lớp 5)
- 5,78 ……. 5,7800 Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm. (Toán học - Lớp 5)
- Các công ty đa quốc gia có đặc điểm nào dưới đây? (Địa lý - Lớp 11)
- Phân số 75 viết dưới dạng số thập phân là: (Toán học - Lớp 5)
- Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của các công ty đa quốc gia? (Địa lý - Lớp 11)
- Trong không gian , cho điểm và mặt phẳng . Mặt phẳng đi qua và song song với mặt phẳng có phương trình: (Toán học - Lớp 12)
- Trong không gian , cho mặt phẳng . Khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng bằng (Toán học - Lớp 12)
- 15,784 < 15,……84 Số thích hợp điền vào ô trống là: (Toán học - Lớp 5)