Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: CHIM SÂU XỬ KIỆN Chim sẻ kiện chim khuyên! Cái tin ấy bay đi như gió. Cả vườn cây nhớn nhác cả lên. Lá đơn của sẻ được đưa cho chim sâu. Lời lẽ như sau: Tôi tên là sẻ. Nhà tôi ở chốn cành si. Tôi đã đẻ con tôi ở đấy. Thế mà nhà chim khuyên lại bảo đấy là tổ của ả. Vì vậy tôi làm đơn này để bầy đàn, vườn chim xem xét cho tôi. Được như vậy, vợ chồng tôi đội ơn nhiều lắm... Đọc xong lá đơn, chim sâu cho mời chim khuyên lại để hỏi. Chim khuyên chồng nói: - Cái ...
Nguyễn Thu Hiền | Chat Online | |
hôm qua (Tiếng Việt - Lớp 5) |
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CHIM SÂU XỬ KIỆN
Chim sẻ kiện chim khuyên! Cái tin ấy bay đi như gió. Cả vườn cây nhớn nhác cả lên. Lá đơn của sẻ được đưa cho chim sâu. Lời lẽ như sau:
Tôi tên là sẻ. Nhà tôi ở chốn cành si. Tôi đã đẻ con tôi ở đấy. Thế mà nhà chim khuyên lại bảo đấy là tổ của ả. Vì vậy tôi làm đơn này để bầy đàn, vườn chim xem xét cho tôi. Được như vậy, vợ chồng tôi đội ơn nhiều lắm...
Đọc xong lá đơn, chim sâu cho mời chim khuyên lại để hỏi. Chim khuyên chồng nói:
- Cái tổ ấy vợ chồng tôi đang làm dở dang. Vì phải đi tìm bông tơ về lót ổ cho vợ tôi đẻ trứng, chúng tôi đã đi ba bốn ngày mới kiếm được. Lúc trở về thì đã thấy nhà sẻ ở trong rồi. Chúng tôi xin lại tổ, nhà sẻ đã không chịu trả lại còn doạ đánh và đưa đơn kiện chúng tôi. Đầu đuôi là như vậy ạ.
Nghe xong, chim sâu phát lệnh mời họp cả vườn chim lại và nói:
– Thưa các bậc cao tuổi và các bạn. Cứ theo đôi bên thì sẻ bảo sẻ đúng, khuyên bảo khuyên oan. Vậy tôi xin có đề nghị này: Ngay tại đây, trên một cành si kia, anh chị sẻ và anh chị khuyên hãy dựng một cái khung tổ. Nếu ai dựng giống như chiếc tổ đang tranh chấp thì cái tổ đang tranh chấp là của họ.
Cả vườn chim đồng ý.
Vợ chồng khuyên khéo léo lách mình vào vòm cây, dùng mỏ dùng chân kết một vòng khung tổ. Chồng bắt lá, vợ tết dây cho đan vào nhau. Chỉ một lúc, cái khung tổ tròn tròn đã hiện hình trên cành si cao. Ngược lại, vợ chồng sẻ cứ loay hoay mãi mà không xong. Mỏ sẻ sắc như kéo, cứ bập vào lá là lá rách. Vả lại, sẻ có làm tổ bao giờ đâu. Từ xưa, sẻ chỉ đi ở nhờ, sẵn đâu có nơi trú chân là xông vào đấy. Gặp loài chim to khoẻ, sẻ bị đuổi đi. Gặp loài yếu ớt, hiền lành thì sẻ cướp lấy làm tổ của mình.
Khi chim khuyên làm xong cái khung tổ, chim sâu lên tiếng:
- Thưa các bậc cao tuổi và các bạn. Cuộc thử thách để tìm ra lẽ phải đã xong. Những ai vốn quen đi ở nhờ, ở sẵn thường không biết làm tổ. Chim sẻ đã không làm được các công việc để chứng tỏ cái tổ ấm cúng kia là của sẻ. Tôi tuyên bố bác bỏ lá đơn của sẻ và sẻ phải trả lại tổ cho khuyên!
Cả vườn chim vang lên tiếng hót đồng ý, đồng lòng. Vợ chồng chim khuyên sung sướng cảm ơn chim sâu và cả vườn chim. Còn vợ chồng sẻ xấu hổ nên đã kéo nhau bay đi từ lúc nào không biết.
Theo Phong Thu
Chim sẻ kiện chim khuyên việc gì?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Chim khuyên doạ đánh chim sẻ. 0 % | 0 phiếu |
B. Chim khuyên đòi nhà của chim sẻ. 0 % | 0 phiếu |
C. Chim khuyên đòi con của chim sẻ. 0 % | 0 phiếu |
D. Chim khuyên tranh chấp tổ với chim sâu 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: NGHỀ ĐÁNG QUÝ Gia đình Hồng nằm gọn trong con ngõ nhỏ của thủ đô. Ba mẹ em đều làm công nhân vệ sinh môi trường thuộc địa bản phường. Hàng năm, đơn vị sẽ phân công ca làm việc. Khi thì mẹ Hồng làm ca sáng, lúc ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: MŨ CỐI MÀU XANH Bác em giờ đã chẳng còn Nằm yên canh gác đảo tròn, biển xa Năm ấy bà kể bác ba Tham gia nghĩa vụ cách ba tỉnh thành. Mũ cối bác đội màu xanh Ngày đêm tập luyện tinh anh của đoàn Thế nhưng ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc hiểu văn bản Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: THỢ SỬA XE MÁY Rạng sáng gà gáy Mẹ dậy nấu cơm Trời vẫn còn nồm Sân, tường bị ướt Bố cần phích nước Pha chút lá chè Thêm nhánh gừng quê Thơm lừng nước lá. Bố mở túi ra Và xếp dụng ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- CON THÍCH LÀM NÔNG DÂN Cuối tuần, An được mẹ dẫn đi chơi công viên. Ở các tòa nhà trong thành phố, người ta dán rất nhiều áp phích về xây dựng nông thôn mới. Trông thấy thế, An tò mò hỏi mẹ: “Mẹ ơi, ai sẽ xây dựng nông thôn mới ạ?”. Mẹ An cười và ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: GẤP GIẤY (trích) Thầy Đa-vít chậm rãi bước lên bục giảng. Đột nhiên, thầy rút từ trong túi xách ra một tờ giấy A4 và khẽ gấp đôi lại. - Các bạn nói xem, tờ giấy này còn gấp được nữa không? - Thầy Đa-vít hỏi. - ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: GẤP GIẤY (trích) Thầy Đa-vít chậm rãi bước lên bục giảng. Đột nhiên, thầy rút từ trong túi xách ra một tờ giấy A4 và khẽ gấp đôi lại. - Các bạn nói xem, tờ giấy này còn gấp được nữa không? - Thầy Đa-vít hỏi. - ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
Trắc nghiệm mới nhất
- Tại sao danh sách liên kết lại được ưa chuộng trong mô hình hóa một mạng lưới? (Tin học - Lớp 11)
- Phép tìm kiếm trong danh sách liên kết có độ phức tạp là gì? (Tin học - Lớp 11)
- Khi nào danh sách liên kết thường được sử dụng trong thực tế? (Tin học - Lớp 11)
- Điều nào là một nhược điểm của danh sách liên kết so với mảng? (Tin học - Lớp 11)
- Danh sách liên kết kép có đặc điểm gì khác so với danh sách liên kết đơn? (Tin học - Lớp 11)
- Khi gỡ bỏ nút trong danh sách liên kết, điều gì cần được thực hiện? (Tin học - Lớp 11)
- Khi nào danh sách liên kết sẽ có lợi thế hơn danh sách mảng? (Tin học - Lớp 11)
- Thời gian thực hiện việc thêm nút vào đầu danh sách liên kết là bao nhiêu? (Tin học - Lớp 11)
- Thành phần nào không phải của một nút trong danh sách liên kết? (Tin học - Lớp 11)
- PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Danh sách liên kết (linked list) là gì? (Tin học - Lớp 11)