Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: MỘT CHÚT HỒN QUÊ Dọc triền đê ven sông Thái Bình quê tôi mùa này xanh tốt bời bời, đủ các loại cây cỏ. Có loại cây do con người gieo trồng như ngô, khoai, đỗ, lạc. Có loại cây lại do tự nhiên mà mọc lên như cỏ dại, dền gai, rau sam. Nhưng có một loại cây ít người chú ý đến, đó là cây rau khúc. Rau khúc có hai loại: Nếp và tẻ. Cây khúc tẻ có dáng thân cao, lá to và dầy. Hái một lúc đã đầy rổ. Tuy vậy, loại khúc tẻ này ít người ưa ...

Nguyễn Thị Thương | Chat Online
30/11 22:23:34 (Ngữ văn - Lớp 7)
14 lượt xem

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

MỘT CHÚT HỒN QUÊ

Dọc triền đê ven sông Thái Bình quê tôi mùa này xanh tốt bời bời, đủ các loại cây cỏ. Có loại cây do con người gieo trồng như ngô, khoai, đỗ, lạc. Có loại cây lại do tự nhiên mà mọc lên như cỏ dại, dền gai, rau sam. Nhưng có một loại cây ít người chú ý đến, đó là cây rau khúc.

Rau khúc có hai loại: Nếp và tẻ. Cây khúc tẻ có dáng thân cao, lá to và dầy. Hái một lúc đã đầy rổ. Tuy vậy, loại khúc tẻ này ít người ưa chuộng, vì nó không thơm, không ngậy bằng rau khúc nếp. Khúc nếp thân cây thấp, nhỏ nằm sát mặt đất, lá phiến mỏng. Mặt trên của lá có phủ một lớp phấn trắng nhỏ li ti.

Mẹ tôi bảo: “Khúc nếp thường mọc lẫn với cỏ. Cỏ thì cao hơn, nên khi hái phải vạch cỏ mới tìm thấy. Những người ngại khó, ngại khổ thì chỉ hái được khúc tẻ thôi”. Công đoạn nấu xôi khúc là cả một nghệ thuật tinh tế. Lá khúc được hái về rửa sạch, để ráo nước, rồi đưa vào cối giã nhuyễn. Sau đó hòa với nước sạch, lọc hết lá, chỉ còn nước trong. Gạo nếp phải chọn kĩ, không sạn, không sót một hạt thóc và được giã lại cho hết cám. Những hạt gạo mầu trắng đục, mẩy đều, thơm tho mùi đồng bãi, mùi lúa vào đòng.

Người ta thường ví các cô gái xinh đẹp bằng câu: “Mỏng mày hay hạt” chắc từ hạt gạo này chăng? Nhìn rá gạo đến thích mắt. Sục bàn tay vào mát rười rượi. Vốc nắm gạo lên, từng hạt gạo trơn bóng đùa nhau chảy qua kẽ tay. Xòe bàn tay vẫn sạch. Gạo được vo kĩ, để ráo rồi ngâm vào nước lá khúc vài giờ. Khi vớt ra để ráo nước rồi đổ vào chõ đồ thành xôi. Xôi chín, mở vung ra. Chao ôi, một mùi thơm ngậy nồng nàn tỏa lan nức mũi ai bất chợt qua ngõ. Chưa hết. Xôi được dỡ ra cái sàng cho nguội hẳn, lại đổ vào chõ đồ thêm lần nữa. Hạt gạo nếp lúc này mới căng mọng như trái chín. Nhìn đã thèm. Mẹ tôi bảo: “Loại xôi khúc này thường mang ra đền, ra chùa dâng lên lễ Phật, lễ Thánh. Nhất là những ngày hội làng”.

Hội làng tôi ba năm mở một lần. Mâm lễ của gia chủ đủ to, dù sang trọng đến đâu, nếu không có đĩa xôi nấu bằng lá rau khúc thì cũng coi như chưa dâng lễ. Bởi đó là hồn cốt, là phong tục của quê tôi dâng lên các đấng thần linh chứng giám cho tấm lòng thành của người dân làng nơi thôn dã...

(Nguyễn Sỹ Đoàn)

Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Truyện ngắn
0 %
0 phiếu
B. Tùy bút
0 %
0 phiếu
C. Tản văn
0 %
0 phiếu
D. Hồi kí
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k