Bốn tỉnh Bắc Giang Hải Dương Hà Tĩnh và Quảng Nam
Tại Quảng Ngãi, ngày14/8, lệnh khởi nghĩa được ban hành, khởi nghĩa từng phần đã thắng lợi ở hầu khắp các địa phương dọc quốc lộ 1 từ Đức Phổ đến Bình Sơn, đảo Lý Sơn và châu Ba Tơ; ngày 16/8, lực lượng cách mạng đã chiếm được dinh Tỉnh trưởng và làm chủ các công sở ở thị xã; ngày 27/8, quân Nhật rút khỏi thị xã, hoàn thành việc giành chính quyền.
Tại Bắc Giang, ngày 1/6, huyện Hiệp Hòa giành được chính quyền; ngày 16/7, chiếm phủ Yên Thế; ngày 19/7, chiếm được phủ Lục Ngạn; ngày 20/7, huyện Yên Dũng giành chính quyền; ngày 18/8, tỉnh lỵ Bắc Giang (Phủ Lạng Thương) giành chính quyền; ngày 19/8, châu Yên Dũng giành chính quyền.
Tại Hải Dương, ngày 17/8, huyện Cẩm Giàng giành chính quyền; ngày 18/8, tỉnh lỵ Hải Dương giành chính quyền; ngày 20/8, tất cả các huyện lỵ đều thuộc quyền kiểm soát của lực lượng cách mạng.
Tại Hà Tĩnh, ngày 17/8, các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc giành được chính quyền; ngày18/8, tỉnh lỵ Hà Tĩnh và các huyện Kỳ Anh, Đức Thọ giành chính quyền; ngày 19/8, các huyện Hương Sơn, Nghi Xuân nổi dậy; ngày 21/8, huyện cuối cùng là Hương Khê, giành được chính quyền.
Tại Quảng Nam, ngày 18/8, giành chính quyền ở thị xã Hội An, Tam Kỳ, Điện Bàn, Quế Sơn; ngày 22/8, giành chính quyền ở Hòa Vang; ngày 26/8, giành chính quyền ở Đà Nẵng.
Tại Thái Bình, ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền tại thị xã Thái Bình và các chuyện Quỳnh Côi, Tiên Hưng, Phụ Dực; ngày 20/8, giành chính quyền ở Duyên Hà, Thụy Anh; ngày 21/8 ở Hưng Nhân, phủ Kiến Xương; ngày 22/8 ở Vũ Tiên và phủ Tiền Hải; ngày 25/8, huyện Thư Trì giành được chính quyền.
Tại Khánh Hòa, ngày 16/8,huyện Vạn Ninh giành được chính quyền sớm nhất; ngày 17/8 là huyện Diên Khánh; ngày 19/8 tại huyện Vĩnh Xương và thị xã Nha Trang; huyện Cam Ranh giành chính quyền muộn nhất tỉnh vào ngày 22/8.
Tại Thanh Hóa, ngày 19/8 các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Cẩm Thủy giành được chính quyền; ngày 20/8 giành chính quyền ở thị xã Thanh Hóa; ngày 21/8 ở huyện Tĩnh Gia, Nông Cống.
Sáu huyện miền núi là Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân chưa có cơ sở cách mạng nhưng chính quyền địch hoàn toàn tan rã.
Tại Bắc Ninh, ngày 17/8, huyện Tiên Du giành chính quyền thắng lợi; ngày 18/8 huyện Lang Tài, Võ Giàng; ngày 19/8 huyện Yên Phong; ngày 20/8 thị xã Bắc Ninh và huyện Thuận Thành giành chính quyền; ngày 21/8 huyện Văn Giang; ngày 22/8 huyện Quế Dương.
Tại Ninh Bình, ngày 17/8 huyện Gia Viễn giành chính quyền, tiếp đó là thị trấn Nho Quan; ngày 20/8 thị xã Ninh Bình và huyện Gia Viễn giành được chính quyền; ngày 21/8 huyện Yên Mô, Kim Sơn giành chính quyền.
Tại Sơn Tây, ngày 17/8 giành chính quyền ở huyện Quốc Oai, ngày 18/8 ở huyện Thạch Thất (Phúc Thọ); thị xã Sơn Tây giành được chính quyền ngày 20/8. Ngày 21/8 ở Tùng Thiện, ngày 22/8 ở Quảng Oai, ngày 25/8 ở Bất Bạt.
Tại Yên Bái, các cuộc khởi nghĩa từng phần diễn ra từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 8/1945, địch chỉ còn kiểm soát được tỉnh lỵ; ngày 18/8 lực lượng cách mạng tiến vào thị xã; ngày 20/8 giành được chính quyền tỉnh.
Tại Bắc Kạn, đến tháng 8/1945, phần lớn Bắc Kạn đã được giải phóng, quân Nhật chỉ còn chiếm giữ thị xã và một vài thị trấn phủ lỵ; ngày 19/8 Phủ Thông giải phóng; ngày 20/8 quân Nhật rút khỏi thị xã; ngày 21/8 chính quyền về tay nhân dân.
Tại Nam Định, ngày 17/8, giành chính quyền ở huyện Trực Ninh; ngày 18/8 huyện Nam Trực; ngày 20/8 huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nghĩa Hưng, Xuân Trường; ngày 21/8 thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc giành được chính quyền.
Tại Nghệ An, ngày 18/8, huyện Quỳnh Lưu giành được chính quyền; ngày 19/8 huyện Hưng Nguyên; ngày 21/8, thị xã Vinh giành chính quyền thắng lợi; ngày 22/8 Nghĩa Đàn; ngày 23/8 Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn; ngày 25/8 Nghi Lộc, Yên Thành; ngày 26/8 các huyện Con Cuông, Vĩnh Hòa, Tương Dương, Quỳ Châu giành được chính quyền.
Tại Ninh Thuận, ngày 21/8, khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Phan Rang và Bảo Tháp, sau đó các huyện, tổng trong tỉnh giành chính quyền.
Tại Phúc Yên, ngày 19/8, thị xã Phúc Yên và các huyện Kim Anh, Đa Phúc... tiến hành khởi nghĩa; ngày 21/8 giành được chính quyền ở tỉnh lỵ.
Tại Hà Nam, ngày 20/8, khởi nghĩa thắng lợi tại các huyện lỵ Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng; ngày 22/8 khởi nghĩa giành chính quyền ở phủ Bình Lục, Lạc Thủy; ngày 24/8 tại thị xã Phủ Lý, ngụy quyền đầu hàng và trao chính quyền cho cách mạng.
Tại Quảng Yên, ngày 24/8, lực lượng cách mạng nhanh chóng làm chủ thị xã và các huyện lỵ bởi vì bộ máy chính quyền địch ở đây đã cơ bản tan rã từ tháng 7 năm 1945.
Tại Đắc Lắc, ngày 17/8, khởi nghĩa nổ ra ở đồn điền Ca-đa rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh; ngày 20/8 lực lượng cách mạng đã cơ bản làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột nhưng ngày 24/8 mới chính thức phát động khởi nghĩa giành chính quyền.
Tại Phú Yên, ngày 20/8, quần chúng nhân dân ở thị xã Sông Cầu nổi dậy khởi nghĩa; ngày 24/8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lỵ; ngày 25/8, các huyện lỵ Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hòa khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
Tại Gò Công, ngày 23/8, trước khí thế cách mạng của quần chúng, tỉnh trưởng Gò Công tự trao chính quyền cho Ủy ban dân tộc giải phóng; ngày 24/8 chính quyền cách mạng được thành lập.
Tại Bình Thuận, trước sức ép của cách mạng, chính quyền địch hoàn toàn tan rã; từ ngày 23 đến 25/8, toàn bộ chính quyền cấp tỉnh thuộc về cách mạng, sau khi thị xã Phan Thiết giành chính quyền thắng lợi, các huyện lỵ Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý giành chính quyền; ngày 29/8 huyện cuối cùng giành chính quyền là Hàm Tân.
Tại Long Xuyên, ngày 24/8, thị trấn Chợ Mới khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi; ngày 25/8 giành chính quyền tại thị xã Long Xuyên.
Tại Vĩnh Long, ngày 25/8, thị xã Vĩnh Long và quận Tam Bình giành được chính quyền, ngày 26/8 giành chính quyền ở quận Trà Ôn; ngày 27/8 ở chợ Bắc; ngày 28/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh được thành lập.