Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh và một bông hồng cho những ai đang còn mẹ...", Bài hát vang lên làm xúc động lòng người. Bởi trong chúng ta ai mà không có mẹ và không dành tình cảm thiêng liêng cao qúi cho mẹ mình ! Lưu Trọng Lư cũng thế. Hồi ức tuổi thơ của tác giả là những kỉ niệm về mẹ. Những kỉ niệm ấy tuy đã xa nhưng vẫn không phai mờ được.
Và chúng ta đã bắt gặp những tình cảm sâu lắng ấy trong bài "Nắng mới" của nhà thơ. Đọc bài thơ chúng ta không làm sao ngăn được dòng cảm xúc đang trào dâng trong lòng minh.
Bài thơ được mở đầu bằng một giọng trầm buồn :
Mỗi lần nắng mới hắt bên sông
Xao xác giữa trưa gây não nùng
"Nắng mới" đó là ánh nắng đầu mùa tươi vui âm áp. Nói đến "Nắng mới" chắc ai trong chúng ta cũng biết đó là báo hiệu của sự vui vẻ, sức sống mới, tràn đầy hạnh phúc. Nhưng đối với tác giả thì "Nắng mới" lại gợi một ấn tượng khó quên, đó là nuối tiếc, hoài niệm. Tác giả đã từng bắt gặp "Nắng mới" mỗi lần roi mỗi lần. Từ ngữ ấy tạo nên một chu kì điều đặn, đến rồi đi, đi rồi lại đến.
Trong cái "Nắng mới" gợi nhớ này có cả tiếng gà "xao xác" như muốn nói đến sự lác đác, thưa thớt của tiếng gà giữa trưa hè nắng gắt. Những từ láy "xao xác", "não nùng" gợi âm hưởng buồn man mác càng làm tăng giá trị biểu cảm của câu thơ. Chính ngoại cảnh ấy đã tác động lên tâm hồn nhà thơ vốn rất đa sầu, đa cảm. Tiếng gà trưa "não nùng" ấy làm lòng nhà thơ " buồn" quay về quá khứ "chập chờn sống lại những ngày không".
Tuổi ấu thơ đã qua đi để lại trong lòng người biết bao nỗi nhớ nhung luyến tiếc. Cũng như Lưu Trọng Lư, tuy tuổi hồn nhiên vô tư của tác giả đã đi qua nhưng dấu ấn về nó vẫn không phai mờ.
Và mỗi khi chợt nhớ về vùng kỷ niệm của tuổi thơ thi tác giả lại thả hồn mình đến vùng quá khứ xa xôi nơi có người mẹ hiền yêu kinh:
Tôi nhớ Mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc Người còn sống, tôi lên màu
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đó Người đưa trước giậu phơi
Tác giả đã thật sự chìm đắm trong kỉ niệm. Tình mẫu tử mãnh liệt đang khát khao cháy bỏng đưa nhà thơ trở về thuở lên mười của cậu bé Lư ngày nào. Thật hạnh phúc với những tháng ngày sống bên mẹ. Ta có thể hình dung được niềm vui sướng đó. Một đúa trẻ ngây thơ luôn quân quít bên mẹ, vui đùa cùng mẹ, luôn trong vòng tay của mẹ ấp yêu. Lúc ấy, mẹ hãy còn rất trẻ luôn phải lam lũ tảo tần, chịu nhiều đắng cay trong cuộc sống. Đôi vai gầy của mẹ quầng nặng cả nỗi nhọc nhằn. Nhưng mẹ nào có tiếc gì, vẫn luôn thương yêu chăm sóc con mình. Thuở còn có mẹ là sung sướng nhất. Hình dáng mẹ trong nắng mới đang phơi áo đó ngoài giậu thưa không khi nào xóa mờ trong kí ức tuổi thơ của tác giả. Chiếc áo đó vẫn tồn tại mặc dòng thời gian luôn chảy.
Nắng mới ngày xưa không "hắt bên sông" mà "reo ngoài nội". Nắng mới ngày xưa không xao xác tiếng gà mà rộn rã vui tươi như hoa vào công việc của mẹ. Chiếc áo đó mẹ phơi mỗi năm chỉ một lần như mùa nắng mới đến vội trong năm. Còn nắng mới hiện tại thật buồn làm sao ! Nó chỉ gợi trong lòng tác giả nỗi sầu chất ngất mà thôi. Hình ảnh đối lập ấy giúp ta hiểu tâm tình của nhà thơ, người đang mang nỗi buồn mất mẹ. Cậu bé Lư ngày nào giờ đã trưởng thành vẫn cảm thấy cô đơn lẻ loi. Vì không còn mẹ bên cạnh. Hình bóng mẹ đang dần hiện lên trong nỗi nhớ.
Hình bóng Mẹ tôi chưa xóa mờ vẫn còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong nắng trưa hè, trước giậu thưa.
Dẫu thời gian có trôi đi, có xóa mờ vạn vật, nhưng trong lòng nhà thơ hình tượng người mẹ hiền vẫn in đậm khắc sâu. Tác giả nhớ từng bóng dáng mẹ hiền, từng "nụ cười đen nhánh" tình cảm thiêng liêng cao quý đó vẫn được nhà thơ trân trọng giữ gìn. Bởi làm sao có thể quên được sự hi sinh của mẹ, mỗi nếp nhăn trên trán mẹ là mỗi bước tiến của con trên đường đơi. Giờ đây mẹ không còn nữa, tiếng mẹ thân thương trìu mến sẽ không bao giờ có dịp gọi lại. Mẹ đã ra đi quá xa để lại trong nhà thơ nỗi buồn hiu quạnh.
Bài thơ là tất cả nỗi lòng của người con đối với mẹ. Với nhịp thơ nhẹ nhàng sâu lắng, từ ngữ hình ảnh giản dị, nhà thơ đã chinh phục được lòng người. Đọc bài thơ ta còn cảm nhận được tâm hồn sâu mộng của Lưu Trọng Lư. Thơ ông mang nỗi buồn lắng đọng, thích sống với quá khứ, với dĩ vãng vui tươi rực rỡ. Càng đọc ta càng thêm thông cảm hơn với tác giả cũng như những ai vô phước không còn mẹ. Ta luôn hiếu rằng "nắng mới" là "nắng lòng", nắng của tim gan đang trào dâng cháy bỏng khát khao tình mẹ. nắng ấy sẽ không bao giờ dập tắt, nó sẽ sáng mãi trong lòng tác giả cũng như mọi người chúng ta.
Lời than thở, luyến tiếc với nỗi đau của người con không còn mẹ là bài học sâu sắc thầm kín tình yêu thương. Bài thơ đã kết thúc nhưng âm điệu từng lời thơ vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người. Càng xúc động thấu hiểu tâm tình của tác giả ta càng thấy sung sướng, hạnh phúc biết bao khi ngày "vu lan" ta đều được cài lên ngực mình một bông hồng màu đỏ.